Cán bộ, nhân dân quận Hai Bà Trưng “tổng lực” vệ sinh môi trường sau bão số 3
Có mặt tại khu vực Không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông từ sớm để động viên các lực lượng tham gia tổng vệ sinh môi trường, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung cho biết, do số lượng cây xanh bị gãy, đổ trên địa bàn rất lớn nên những ngày qua, lực lượng chức năng của quận đã tập trung dọn dẹp tại các khu vực dân cư và sáng nay toàn bộ 18 phường đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão lũ.
“Sau khi hoàn thành vệ sinh môi trường ở các tuyến đường, phố, khu đô thị, khu dân cư do quận quản lý, lực lượng chức năng quận và các phường sẽ tiếp tục hỗ trợ Công ty Công viên cây xanh Hà Nội dọn dẹp cây xanh gãy, đổ do bão số 3 trên địa bàn. Tiến độ yêu cầu của Thành phố là hoàn thành dọn dẹp cây gãy, đổ vào ngày 20/9 song quận Hai Bà Trưng phấn đấu càng xong sớm càng tốt để trả lại cảnh quan sạch đẹp cho quận”, ông Nguyễn Quang Trung cho hay.
Người dân phường Bạch Đằng ra quân tổng vệ sinh môi trường. |
Dù không bị ảnh hưởng bởi nước sông Hồng dâng cao nhưng tại phường Vĩnh Tuy, cơn bão số 3 vừa qua cũng đã gây gãy, đổ nhiều cây xanh trên địa bàn. Vì thế, trong hôm nay và ngày mai, trên toàn phường đồng loạt ra quân dọn dẹp, cắt tỉa cây xanh bị gãy đổ để chở đến nơi tập kết theo quy định, nhất là tại các tuyến phố chính như Kim Ngưu, Dương Văn Bé, Minh Khai... và mọi ngõ, ngách, trụ sở cơ quan, trường học, khu dân cư...
"Chúng tôi đã huy động khoảng 130 người gồm toàn bộ cán bộ, công chức, người lao động, chiến sĩ công an, y tế, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phường, lực lượng dân quân, trung đoàn cảnh sát cơ động và các trường học trên địa bàn, cùng toàn thể lực lượng cán bộ cơ sở và người dân của 45 tổ dân phố cùng ra quân tổng vệ sinh môi trường trên toàn phường", Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy Lưu Xuân Trịch cho biết.
Phường Vĩnh Tuy huy động 130 cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, trường học cùng với cán bộ cơ sở, người dân tại 45 tổ dân phố ra quân tổng vệ sinh môi trường trên toàn phường.
Người dân phường Vĩnh Tuy tham gia tổng vệ sinh môi trường trên tuyến phố Dương Văn Bé. |
Là địa bàn bị ngập nhiều nhất do nước sông Hồng dâng cao, ngay từ sáng sớm nay các cán bộ, công chức và lực lượng chức năng cùng nhiều người dân của phường Bạch Đằng cũng đã nhanh chóng ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng Nguyễn Hoành Dũng cho biết, ngay khi mực nước sông Hồng đã xuống dưới mức báo động, qua rà soát bảo đảm an toàn, đến 18h tối 13/9, UBND phường đã cơ bản hoàn thành hỗ trợ 100% hộ dân (250 hộ với 1.100 nhân khẩu) đã di dời được quay trở lại nơi ở ổn định cuộc sống. Trong đó, một số nhà bị nước sông tràn vào đọng lại lớp phù sa lớn nên tiếp tục phải dọn dẹp vệ sinh, còn phần lớn các hộ đã trở lại ăn ở bình thường.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân quay trở về sinh sống ổn định, từ hôm qua (13/9) đến nay, chính quyền phường đã thực hiện hàng loạt công việc như: đánh giá mức độ an toàn của các công trình nhà ở, hỗ trợ vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng chống dịch bệnh, kiểm tra an toàn điện, kiểm soát nguồn nước, hỗ trợ các hộ vận chuyển kê dọn đồ đạc, làm sạch phù sa ra khỏi nhà… Hiện mọi sinh hoạt của nhân dân đã trở lại nhịp sống cũ.
Sinh viên tham gia dọn dẹp cây xanh gãy, đổ do bão số 3 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. |
Hưởng ứng lời kêu gọi của Quận đoàn Hai Bà Trưng, sáng nay, hơn 100 sinh viên của 2 trường đại học trên địa bàn là Đại học Bách Khoa và Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng tham gia dọn vệ sinh, hỗ trợ thu gọn cây xanh gãy, đổ cho lên xe ôtô chở đi.
Phó Bí thư Quận đoàn Hai Bà Trưng Võ Thị Mai Anh chia sẻ: "Những ngày qua đã có hàng trăm lượt đoàn viên, thanh niên của quận tham gia cùng các đơn vị, lực lượng chức năng của quận dọn dẹp vệ sinh, thu gọn cây xanh gãy đổ trên địa bàn. Chúng tôi nhận thấy mỗi đoàn viên, thanh niên sinh sống và học tập trên địa bàn đều có trách nhiệm chung tay khắc phục hậu quả sau bão số 3 để thành phố của chúng ta sạch đẹp hơn".
Là trưởng nhóm điều hành các bạn sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ sáng nay, em Trần Đức Đạt, sinh viên năm thứ 2 trường Điện - Điện tử, Đại học Bách Khoa cho biết, ngoài công việc học tập ở nhà trường, mỗi sinh viên sinh sống trên địa bàn quận nên mỗi bạn đều có trách nhiệm chung tay cùng người dân vệ sinh môi trường.
Theo Thường trực Quận đoàn, những ngày qua đã có hàng trăm lượt đoàn viên, thanh niên của quận tham gia cùng các đơn vị, lực lượng chức năng quận dọn dẹp vệ sinh, thu gọn cây xanh gãy, đổ trên địa bàn.
Ngày 13/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đi kiểm tra và có buổi làm việc tại quận Hai Bà Trưng về công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ngập lụt do nước sông Hồng trên địa bàn quận. Tại cuộc làm việc, điểm lại những thiệt hại cơ bản do bão số 3 gây ra trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước những ngày qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, cả hệ thống chính trị Thành phố đã vào cuộc quyết liệt, với nhiều giải pháp để ứng phó và khắc phục hậu quả do bão cũng như tình trạng nước sông Hồng dâng cao. Theo đánh giá ban đầu, Thành phố sẽ khắc phục được khoảng 20%, trong đó quận Hai Bà Trưng có số cây gãy, đổ lớn nhưng cũng đã khắc phục được hơn 10%, để trồng lại hoặc ươm trồng. Đặc biệt trong kết quả chung của Thành phố, quận Hai Bà Trưng được lãnh đạo Thành phố đánh giá cao vì đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trong bối cảnh diễn biến phức tạp, số lượng lớn cây nghiêng, đổ, gãy nhưng không để xảy ra thiệt mạng về người. Quận thể hiện đã rất chủ động từ trước, trong và sau cơn bão, nhất là trên địa bàn những khu vực phức tạp, nguy hiểm như Cảng Hà Nội và 2 phường ngoài đê, nhưng đã kịp thời tổ chức sơ tán gần 1.200 người với sự quan tâm chăm lo chu đáo của chính quyền. Từ đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị, những ngày tới, quận Hai Bà Trưng tăng cường các giải pháp khắc phục hậu quả sau hoàn lưu bão, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, tập trung xử lý các cây xanh bị gãy đổ trên địa bàn để an toàn giao thông, trong đó chú trọng “cứu” những cây có giá trị, cây có thể trồng lại. Lãnh đạo Thành phố sẽ đề nghị Sở Xây dựng cũng như các đơn vị liên quan hỗ trợ lực lượng để quận hoàn thành việc xử lý cây xanh gãy đổ vào đầu tuần sau theo đúng tiến độ Thành phố yêu cầu. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành lập Nghiệp đoàn nghề sinh vật cảnh huyện Thạch Thất
Chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển
Kỹ sư trẻ FECON được vinh danh với giải pháp đột phá
Tập đoàn Bamboo Capital 4 lần liên tiếp đạt giải Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á
Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Doanh nghiệp luôn đồng hành và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội
Sức hút từ cuộc thi “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”
Tin khác
Chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển
Nhịp sống Thủ đô 07/10/2024 22:39
Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 07/10/2024 17:42
Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm
Nhịp sống Thủ đô 07/10/2024 16:59
Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập
Longform 07/10/2024 16:56
Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 07/10/2024 15:46
Phát triển Thủ đô hiện đại gắn với bảo tồn di tích và quần thể xanh
Thủ đô 07/10/2024 13:09
Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách
Nhịp sống Thủ đô 07/10/2024 11:06
Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 06/10/2024 17:34
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”
Nhịp sống Thủ đô 06/10/2024 17:31
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 06/10/2024 15:37