Cách mạng Tháng Tám 1945 - Biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tháng Tám 1945, chớp thời cơ “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân ta vùng lên tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa.
Đợt phim kỷ niệm 77 năm Ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 Hà Nội thông báo về việc treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Lễ Quốc khánh

Nhân dịp kỉ niệm 77 năm sự kiện trọng đại này, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Cách mạng Tháng Tám 1945 - Biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc” của Thiếu tá, Tiến sỹ Trần Hữu Huy - Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng).

Chú thích ảnh
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chung vui cùng các chiến sĩ trong lễ mừng chiến thắng, tổ chức tại Sở chỉ huy ở Mường Phăng trong chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh tư liệu: TTXVN

Đường lối đại đoàn kết dân tộc đúng đắn, sáng tạo của Đảng

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Triều đình phong kiến nhà Nguyễn rơi vào khủng hoảng và bất lực, chịu thất bại rồi đi đến đầu hàng (ký Hiệp ước Giáp Thân 1884), chấp nhận làm tay sai cho giặc. Từ đó, để phục vụ mục đích nô dịch thuộc địa và bóc lột lâu dài, thực dân Pháp thi hành chính sách “chia để trị” hết sức thâm độc. Nhân dân sống trong cảnh “nước mất, nhà tan”, cuộc đời lầm than cơ cực.

Dù những cuộc đấu tranh anh dũng của bao thế hệ người Việt vẫn liên tục diễn ra, tiêu biểu như phong trào Cần Vương (cuối thế kỉ XIX), khởi nghĩa nông dân (cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX), phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX)... nhưng đều bị kẻ thù “dìm trong biển máu”. Một trong những nguyên nhân căn bản nhất dẫn tới sự thất bại đó là các phong trào yêu nước chưa phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân do thiếu cơ sở lý luận, thiếu phương tiện và sách lược phù hợp.

Trải qua một quá trình tích cực vận động, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp vô sản (công nhân) được thành lập (tháng 10/1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), khẳng định con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là con đường kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (“chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”).

Chú thích ảnh
Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Cách mạng Tháng Tám là một bài học lịch sử, mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đại đoàn kết dân tộc rất đúng đắn, đó là: Đảng chủ trương tập hợp được đại bộ phận giai cấp công nhân, làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo được quần chúng, phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, xây dựng liên minh công nông vững chắc; đồng thời “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng... thì phải đánh đổ”. Chủ trương, đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn đó là tiền đề quan trọng nhất dẫn đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Sau khi ra đời, căn cứ vào bối cảnh thế giới, tình hình trong nước ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng tiếp tục có sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược và sách lược nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo đó, công tác vận động và tổ chức quần chúng có nhiều hình thức đổi mới sáng tạo, như việc thành lập:

Hội Phản đế Đồng minh (11/1930 - 3/1935), Hội Phản đế Liên minh (3/1935 - 10/1936), Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (10/1936 - 3/1938), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3/1938 - 11/1940), Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế (11/1940 - 5/1941), Mặt trận Việt Minh (từ tháng 5/1941). Qua đó, Đảng đã xây dựng, giáo dục được một đội quân chính trị hàng triệu người, sức mạnh đại đoàn kết không ngừng được củng cố, tăng cường.

Đặc biệt, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10 - 19/5/1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng), do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì tiếp tục khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, quyết định giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng trong phạm vi từng nước Đông Dương. Mỗi nước Đông Dương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng. Ở Việt Nam sẽ thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt Mặt trận Việt Minh), gồm các tổ chức quần chúng lấy tên “hội cứu quốc”.

Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời. Tháng 10/1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ, khẳng định chủ trương “liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào, đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp - Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở”.

Sau khi thành lập, Mặt trận Việt Minh triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển cả về tổ chức và lực lượng, hình thành hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Đến giữa năm 1945, Việt Minh đã có khoảng 5 triệu hội viên. Đến đây, khối đại đoàn kết được mở rộng, từng bước phát triển lên mức cao nhất, sẵn sàng phát huy sức mạnh vĩ đại vùng lên giành chính quyền khi thời cơ chín muồi!

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết, tiến hành tổng khởi nghĩa thắng lợi

Đầu năm 1945, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai đang đi đến giai đoạn kết thúc. Chủ nghĩa phát xít đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong tình thế khó khăn đó, phát xít Nhật tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp (9/3/1945) để độc chiếm Đông Dương.

Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Đình Bảng (Bắc Ninh), ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945), xác định rõ kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật. Hội nghị quyết định phát động một cao trào “Kháng Nhật cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Phong trào đấu tranh vũ trang và các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp diễn ra ở nhiều địa phương, đẩy quân Nhật và chính quyền tay sai rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Ngày 13/8/1945, Chính phủ Nhật hoàng phải tuyên bố đầu hàng các nước Đồng minh không điều kiện. Tin tức đầu hàng nhanh chóng lan đi khắp các mặt trận. Quân đội Nhật chiếm đóng ở Đông Dương bị tê liệt, mất tinh thần chiến đấu, chính phủ tay sai bù nhìn hoang mang cực độ. Không khí cách mạng sục sôi trong cả nước.

Theo sự thỏa thuận của các nước Đồng minh thắng trận, quân đội Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa dân quốc) sẽ tiến vào miền Bắc Việt Nam, quân đội Anh - Pháp sẽ vào miền Nam Việt Nam (lấy vĩ tuyến 16 phân chia) làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất đều muốn thực hiện ý định tiêu diệt lực lượng cách mạng và Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập chính quyền tay sai phục vụ mưu đồ cai trị.

Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình, Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc (từ 13 - 15/8/1945) họp tại Tân Trào (Tuyên Quang), nhận định thời cơ đã đến, quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân Đồng minh vào. Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc để kịp thời chỉ đạo thống nhất phong trào khởi nghĩa các địa phương.

Chú thích ảnh
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong ảnh: Đình Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), nơi diễn ra Đại hội Quốc dân do Việt Minh triệu tập, ngày 16/8/1945. Ảnh: TTXVN

Ngay sau đó, Đại hội quốc dân cũng họp ở Tân Trào (ngày 16/8/1945), bao gồm đại biểu của ba xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) đại diện cho các giới, các đoàn thể, các dân tộc, tiêu biểu cho ý chí và nguyên vọng toàn dân. Đại hội nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa, bầu Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua một số chính sách quan trọng của Mặt trận Việt Minh.

Hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa, nhân dân cả nước với khí thế sục sôi đồng loạt nổi dậy giành chính quyền. Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, Thừa Thiên - Huế giành được chính quyền. Ngày 25/8, nhân dân Sài Gòn - Gia Định giành được chính quyền... Sức mạnh vùng dậy "long trời, lở đất” của hàng triệu quần chúng, tạo nên một ưu thế áp đảo, giáng đòn quyết định vào tất cả cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn, làm tê liệt mọi sự kháng cự của các thế lực thù địch, khiến chúng không kịp trở tay.

Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ trong cả nước vào ngày 28/8/1945. Ngày 30/8/1945, Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn tuyên bố thoái vị, trao ấn vàng, kiếm nạm ngọc lại cho đại diện Việt Minh. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chính quyền cả nước thuộc về tay nhân dân.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong giờ phút thiêng liêng trọng đại ấy, Người tiếp tục khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố nền tảng để bảo vệ thành quả cách mạng vĩ đại vừa giành được: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Chú thích ảnh
Đồng bào Sài Gòn hưởng ứng Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thực sự là biểu tượng cho sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Sức mạnh đó trước hết bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của mỗi con dân đất Việt, được bồi dưỡng trao truyền qua hàng ngàn năm lịch sử, tiếp tục được nhân lên và phát huy cao độ bởi đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn, sáng tạo của Đảng.

Trên cơ sở thắng lợi vĩ đại vừa giành được, Đảng kịp thời đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, nội dung cụ thể là: Đánh giá đúng và biết tập hợp, tổ chức lực lượng các giai cấp cách mạng, trong đó lấy liên minh công nông làm nền tảng. Trên cơ sở đó, biết khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước tiến bộ trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, phân hóa và cô lập cao đội kẻ thù, chớp thời cơ tiến lên đánh bại chúng. Bài học kinh nghiệm này được Đảng chắt lọc, vận dụng sáng tạo vào các chặng đường cách mạng tiếp theo.

Gần 80 năm đã trôi qua, song cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 vẫn vẹn nguyên tầm vóc và giá trị lịch sử, là niềm tự hào thôi thúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/thoi-su/cach-mang-thang-tam-1945-bieu-tuong-suc-manh-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-20220818113100959.htm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.

Tin khác

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Sáng 17/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động