Các doanh nghiệp mía đường: Đối mặt nỗi lo đường sẽ có “vị mặn”!
Việt Nam thực thi nghiêm túc cam kết ATIGA đối với mặt hàng đường Cơ hội phát triển mía đường luôn rộng mở với Việt Nam |
Người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn
Đường mía là mặt hàng quá quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam nhiều năm nay, đặc biệt, kể từ khi Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); ATIGA… đã đem lại sự lựa chọn nhiều hơn cho người tiêu dùng Việt Nam, trong đó có mặt hàng đường khi có chất lượng cao hơn và giá thành rẻ hơn.
Ngành đường Việt Nam cần khắc phục tồn tại để cạnh tranh với mặt hàng đường nhập khẩu (ảnh: Hoàng Tùng). |
Từ ngày 1/1/2020, khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực chính thức với mặt hàng đường, thì số lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam niên vụ 2019-2020, đã tăng gấp 3 lần so với năm 2018-2019. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, đường xuất khẩu của Thái Lan vào Việt Nam chiếm 16% lượng xuất khẩu của đất nước này. Trong khi đó, hàng năm còn có mặt hàng đường lỏng từ Hàn Quốc, Trung Quốc cũng được nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất 0% và không hạn ngạch, nên tạo thêm một sức ép khác cho thị trường nội địa của Việt Nam (giá bán đường lỏng thường thấp hơn 10-15% và độ ngọt cao hơn 1,2-1,5 lần so với đường mía).
Về mặt giá thành, thì đường sản xuất ở Thái Lan chỉ có giá 8.400đồng/1kg. Mặt khác Chính phủ Thái Lan còn trợ giá cho một số mặt hàng đường từ 630.000đ - 650.000đ/1 tấn. Với nhiều lợi thế đó, Thái Lan có thể xuất khẩu ra các nước trong đó có Việt Nam chỉ với giá 8.100đ/1kg đối với đường tinh luyện (RE). Kể ra những lý do trên để chúng ta thấy, đường Việt Nam gặp vô vàn những khó khăn khi Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Mặt khác cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, quá trình trồng mía, thu mua nguyên liệu và sản xuất đường tại Việt Nam còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục để có thể ngày càng hạ giá thành sản xuất đường, nâng cao cạnh tranh với đường nhập ngoại.
Trước hết nói về sản xuất mía ở Việt Nam thường có quy mô nhỏ lẻ, vùng sản xuất đa phần không gắn chặt chẽ với nhà máy trồng mía với năng suất thấp, đường vận chuyển nguyên liệu mía đến nhà máy còn nhiều trắc trở, chi phí cao, dẫn tới chi phí đầu vào của các nhà máy ngày càng cao lên. Tất cả những vấn đề trên cho ta thấy những yếu kém do chủ quan chúng ta tạo nên.
Đó là câu chuyện của cây mía và công nghệ sản xuất đường, còn hệ thống phân phối tiêu thụ thì ra sao? Rất nhiều năm rồi việc đưa mặt hàng đường ra thị trường bán lẻ và cung cấp cho sản xuất bánh kẹo đã được đề cập tới: Đường xuất tại nhà máy chỉ bình quân từ 11.000đ - 13.000đ/1kg đường RE, tồn kho nhiều lúc tồn 500 nghìn đến 600 nghìn tấn, có lúc còn bị chảy nước, hao hụt do bán chậm. Ngược lại, ở chợ và các siêu thị bình quân giá bán lẻ cho tiêu dùng thường từ 21.000đ - 23.000đ/1kg thậm chí có lúc đến 25.000đ - 27.000đ/1kg. Nếu tính ra cụ thể thì mỗi năm người tiêu dùng bị thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng do phải mua đường giá cao vô lý.
Theo tính toán, đường từ Thanh Hóa ra Hà Nội cộng các chi phí và nếu cắt bớt khâu trung gian thương lái bán buôn cấp 1, cấp 2 thì chỉ bán ở thị trường 17.000đ - 18.000đ/1kg là có lãi hợp lý. Điều này đã tồn tại hàng chục năm nay vẫn chưa giải quyết được. Chính vì giá cao như vậy cho nên, lượng đường tiêu thụ sẽ bị hạn chế có mức độ, trong khi đó tồn kho lại lớn, đây là một nghịch lý mà lâu nay chúng ta chưa gỡ bỏ ở thị trường đường Việt Nam. Cũng cần nói thêm ngoài khâu trung gian tăng chi phí thì khâu bán lẻ không loại trừ 1kg đường vào siêu thị phải chiết khấu 20%, thậm chí 30%, bởi vì những mặt hàng tiêu dùng khác tương tự khi đưa vào đại lý kí gửi tại các siêu thị có thế mạnh về doanh số đều phải chấp nhận điều kiện của họ.
Rõ ràng khâu trung gian và khâu bán lẻ đã hưởng quá nhiều lợi nhuận so với người trồng mía và nhà máy sản xuất ra những hạt đường Việt Nam. Điều này đã kéo dài nhiều năm và không phải là hiện tượng cá biệt cho nên Chủ tịch Hội Nông nghiệp Việt Nam đã từng nêu vấn đề: "Chúng ta chăm chút cho khâu sản xuất nhưng khâu trung gian và khâu bán lẻ hưởng quá mức lợi nhuận cần thiết"; hay như đại diện Tổng cục thuế Việt Nam đã nói: "Khi đưa hàng vào BigC chiết khấu cứng 20%, chiết khấu mềm 10%, đây là sự kiện động trời của kinh tế Việt Nam"…Trong thực tế, mỗi siêu thị cũng có quyền riêng để đặt ra mức chiết khấu khi giao dịch nhưng theo chuyên gia Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nói về tình trạng này thì “Rất cần sự trọng tài của Bộ Công Thương để đảm bảo công bằng trong giao dịch thương mại trên thị trường hiện nay”.
Về vai trò của hệ thống phân phối nội địa, cả nước hiện nay có 9.000 chợ, 1085 siêu thị và 200 trung tâm thương mại, tuy nhiên ở kênh bán hàng truyền thống là các chợ, thì mặt hàng đường bán số lượng rất ít, điều đó có nguyên nhân của nó, bán lẻ Việt Nam đã có lúc bỏ quên chợ truyền thống, mà chính ở kênh này đã bán từ 80-85% các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng xã hội, nhất là cho đối tượng thu nhập thấp. Chúng ta chăm chút cho kênh bán hàng hiện đại phát triển nhưng đồng thời cũng phải chú trọng hơn nữa đến kênh truyền thống để góp phần vào đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng đường do các nhà máy Việt Nam sản xuất. Góp phần thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động nhiều năm nay.
Ngành đường phải làm gì?
Trong việc kinh doanh mía đường, thì hạ tầng thương mại cũng cần đề cập đến ở chỗ: Hệ thống các chợ đầu mối và các sàn giao dịch nông sản thực phẩm chưa được hình thành một cách cơ bản ở thị trường Việt Nam, cho nên mặt hàng đường cũng có thể đang bị ép cấp, ép giá, mua bán phải thông qua thương lái và qua nhiều khâu trung gian, không phản ánh đúng giá trị của sức lao động bỏ ra của người nông dân và chi phí sản xuất đường của nhà máy. Nếu khắc phục được những vấn đề ở trên, hạt đường Việt Nam sẽ được cạnh tranh một cách bình đẳng với đường nhập khẩu của các nước.
Để làm được điều đó, trước hết phải làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu mía, đi đôi với việc xây dựng các cụm công nghiệp sản xuất mía liền kề, tạo sự gắn kết giữa vùng nguyên liệu và nhà máy một cách chặt chẽ có kế hoạch. Đặc biệt, lợi nhuận được phân phối một cách hợp lý giữa người trồng mía và nhà máy chế biến đường, không ép nhau và không phá vỡ hợp đồng từ 2 phía như trước đây.
Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, họ có luật mía đường khi 1kg đường bán ra thì lợi nhuận của người trồng mía sẽ được phân chia 60-70%, còn lại 30-40% là dành cho hệ thống phân phối, điều đó chúng ta cần phải nghiên cứu để học tập, và áp dụng vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, điều đó chỉ có lợi cho sản xuất kinh doanh đường phát triển một cách lành mạnh, hài hòa các lợi ích trong chuỗi giá trị mía đường từ sản xuất đến bán lẻ.
Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, nguồn vốn, đầu tư đổi mới công nghệ của các vùng mía và các nhà máy chế biến đường để tạo ra những vùng sản xuất lớn và những tổ hợp sản xuất đường càng hiện đại. Kiểm soát tình hình buôn lậu gian lận thương mại, trốn thuế, bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính, có chính sách khuyến khích thỏa đáng các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực mía đường để phát triển một cách bền vững. Tạo lập các chuỗi sản xuất phân phối mặt hàng đường một cách hiệu quả, tạo lập tính công khai, minh bạch trong phân phối lợi nhuận của chuỗi sản xuất phân phối này.
Làm được những vấn đề trên chúng ta tin chắc rằng, trong 5-10 năm tới mặt hàng đường của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh ngay tại sân nhà và từng bước vươn ra xuất khẩu một cách vững chắc, góp phần làm chủ thị trường đường ở nội địa và vươn ra xuất khẩu. Giữ vững hệ thống phân phối mặt hàng Việt trên thị trường Việt Nam, trong đó có mặt hàng đường, đó là mệnh lệnh của Quốc gia trong thời kỳ Việt Nam hội nhập khu vực và Quốc tế, một nhiệm vụ đầy thử thách và khó khăn nhưng chắc chắn phải vượt qua trong 5-10 năm tới, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28