Bộ Y tế lý giải về giá giường bệnh có thể lên tới 4 triệu đồng/ngày
Khuyến cáo người dân phòng tránh các bệnh dịch dễ gặp mùa mưa bão | |
Tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng giảm dưới 2% | |
Việt Nam được đánh giá có mạng lưới y tế cơ sở hoàn chỉnh |
Đây là những thông tin được ông ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về y tế năm 2019 do Bộ Y tế tổ chức vào chiều ngày 12/8.
Theo ông Nguyễn Nam Liên: “Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở y tế công lập” sẽ được ban hành vào tháng 10 tới. Đây là hướng dẫn cho các bệnh viện về việc xây dựng giá dịch vụ y tế chỉ áp dụng đối với những người có nhu cầu và tự nguyện đăng ký sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh theo yêu cầu.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ Y tế cung cấp thông tin về y tế đến báo chí. |
Khung giá giường dịch vụ theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh là từ 900 nghìn đồng đến 3 triệu đồng/ngày. Với bệnh viện hạng đặc biệt, giá tối đa có thể lên đến 4 triệu đồng/ngày đối với loại phòng một giường. Với mức giá này, nhiều ý kiến cho rằng quá cao, ngang với giá phòng khách sạn hạng sang.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Nam Liên cho biết, giường điều trị có hàng chục loại nên không phải cứ một giường một phòng là được thu 4 triệu đồng, mà các bệnh viện phải xây dựng, quyết định giá cho từng loại giường, như: Hồi sức tích cực, giường sau các ca phẫu thuật loại đặc biệt, loại I, giường điều trị nội khoa… Chi phí các vật tư chăm sóc người bệnh cũng phải tính theo loại giường. Tiền lương được tính theo trình độ bác sĩ điều trị và mức độ chăm sóc của điều dưỡng...
“Giường bệnh 4 triệu đồng chỉ áp dụng cho một số trường hợp và rất đặc biệt không phải như khách sạn. Đi khách sạn, người bệnh chỉ đi nghỉ ngơi một chốt lát, còn với người bệnh sẽ có một điều dưỡng theo dõi, chăm sóc 24/24 giờ, người bệnh ăn theo chế độ bệnh lý và người nhà không cần chăm sóc nhưng vẫn có chỗ nghỉ ngơi cùng người bệnh...”, ông Nguyễn Nam Liên chia sẻ.
Đồng thời cảnh báo do là giường dịch vụ theo yêu cầu, trên cơ sở tự nguyện của người dân nên các bệnh viện khi quyết định giá phải tham khảo thị trường, nếu giá cao, chất lượng chuyên môn và phục vụ chưa tốt thì người dân sẽ lựa chọn cơ sở y tế khác.
Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, mức giá do Bộ Y tế dự kiến ban hành là mức tối đa, phù hợp với các loại bệnh viện, các loại dịch vụ mà đơn vị có khả năng cung cấp. Các bệnh viện không được áp dụng ngay mức giá tối đa mà phải xây dựng mức giá cụ thể của đơn vị trên cơ sở chất lượng dịch vụ và điều kiện kinh tế, xã hội tại địa phương, theo phương pháp xây dựng giá do Bộ Tài chính hướng dẫn.
Trước băn khoăn của báo chí về việc nếu các bệnh viện chú trọng đến khám chữa bệnh theo yêu cầu thì người dân khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế (BHYT) khó có cơ hội được khám, chữa bệnh từ các bác sĩ, giáo sư giỏi, ông Nguyễn Nam Liên cho biết, ở nhiều bệnh viện, nguồn thu từ khám chữa bệnh bằng BHYT chiếm đến 80%. Đây là nguồn thu ổn định, nếu bệnh viện không chú trọng loại hình này thì người dân sẽ không đến khám, kéo theo sự suy giảm lớn nguồn thu của bệnh viện đó.
Cũng theo ông Nguyễn Nam Liên, hiện nay nhu cầu của người dân về sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (dịch vụ theo yêu cầu) hiện nay rất lớn. Các bệnh viện trong nước có trình độ chuyên môn tốt nhưng do chất lượng phục vụ, chăm sóc chưa đáp ứng được nên thời gian vừa qua, nhiều người phải ra nước ngoài khám, chữa bệnh; người nước ngoài làm việc ở Việt Nam cũng ra nước ngoài khám, chữa bệnh.
Mặt khác, hiện nhiều người dân tham gia các loại hình bảo hiểm sức khỏe thương mại, có nhu cầu khám chữa bệnh ở mức cao hơn. Vì vậy, việc xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở y tế công lập là cần thiết.
Theo đại diện Bộ Y tế, việc ban hành Thông tư trên nhằm tạo điều kiện cho các bệnh viện công thực hiện vay vốn, liên danh, liên kết, hợp tác công tư để đầu tư bệnh viện chất lượng cao, khu điều trị khang trang hiện đại phục vụ các tầng lớp nhân dân. Hơn nữa, tạo điều kiện cho người dân, nhất là những người có thu thập cao, người nước ngoài làm việc ở Việt Nam không phải ra nước ngoài khám chữa bệnh. Thu hút người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đến khám chữa bệnh ở Việt Nam, góp phần phát triển mô hình du lịch gắn y tế, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30