Bổ sung chính sách hỗ trợ thị trường lao động
Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nâng tầm tay nghề để không bị tụt hậu Thị trường lao động cuối năm có nhiều khởi sắc? |
Các chính sách hỗ trợ tạo việc làm đang bộc lộ hạn chế
Đánh giá việc thực hiện Luật Việc làm năm 2013, Bộ LĐTBXH cho biết, đối với chính sách hỗ trợ việc làm, mặc dù Luật Việc làm 2013 đã có các quy định về hỗ trợ tạo việc làm bao gồm các chính sách về tín dụng tạo việc làm; hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao động nông thôn; hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; chính sách việc làm công và hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện, các quy định về chính sách hỗ trợ việc làm đã bộc lộ một số hạn chế.
Bộ LĐTBXH đề xuất bổ sung một số đối tượng ưu tiên tham gia chính sách việc làm công như lao động là người cao tuổi, người khuyết tật. |
Cụ thể, theo Bộ LĐTBXH, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm chủ yếu thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội, chưa quy định cụ thể nhằm huy động tối đa nguồn lực xã hội, thúc đẩy cho vay giải quyết việc làm. Các quy định cho vay giải quyết việc làm cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế về Quỹ quốc gia về việc làm, nguồn vốn, đối tượng và điều kiện vay không còn phù hợp với thực tiễn. Cùng đó, Luật hiện hành thiếu quy định khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo và tuyển dụng lao động nông thôn đã qua đào tạo, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với việc làm, nhất là việc làm tại chỗ cho lao động ở khu vực nông thôn.
Ở Luật Việc làm năm 2013, đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ tập trung 5 nhóm đối tượng chính sách, trong khi một số đối tượng khác cũng cần được nghiên cứu, xem xét, bổ sung và Luật cũng chưa có quy định khung nhằm tạo cơ hội tiếp cận chính sách tín dụng, học nghề cho mọi lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.
Thêm vào đó, hiện nay, Luật chưa có quy định về chính sách hỗ trợ chuyển tiếp việc làm và hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi; chính sách thúc đẩy chính thức hóa việc làm khu vực phi chính thức. Bên cạnh đó, một số chính sách hỗ trợ thanh niên cần được nghiên cứu, bổ sung như vấn đề làm thêm của học sinh, sinh viên; các quy định về hỗ trợ phát triển thị trường lao động về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu; chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể tham gia thị trường lao động cho các đối tượng yếu thế, đặc thù.
Mở rộng chính sách hỗ trợ việc làm
Với mục tiêu thúc đẩy tạo việc làm theo hướng chủ động, bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, nhất là cho các nhóm lao động phi chính thức, lao động yếu thế, trong Tờ trình đề nghị Chính phủ xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐTBXH đề xuất Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nói chung, một số nhóm lao động yếu thế, đặc thù nói riêng đồng thời, sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm theo hướng chủ động, bao phủ cả nhóm lao động phi chính thức, lao động không có giao kết hợp đồng lao động; bổ sung các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động.
Bổ sung quy định khuyến khích doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia đào tạo và tuyển dụng lao động nông thôn đã qua đào tạo; quy định hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. |
Cụ thể, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm với 3 nội dung. Trong đó, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, gồm: Quỹ quốc gia về việc làm (hoặc nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ ngân sách Trung ương); ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội; nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất; nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn hợp pháp khác.
Bộ đề xuất sửa đổi quy định về đối tượng vay, điều kiện vay vốn theo hướng tạo thuận lợi vay vốn và phù hợp với các quy định pháp luật liên quan; bổ sung quy định ưu tiên vay vốn với mức lãi suất thấp hơn cho người cao tuổi đồng thời đề xuất bổ sung quy định Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân hàng thương mại để thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ và thị trường lao động.
Bộ cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm bổ sung quy định theo hướng mọi người lao động có nhu cầu có cơ hội tiếp cận các chính sách (học nghề, vay vốn) và Nhà nước hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng chính sách; bổ sung đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ngoài 5 đối tượng hiện hành) gồm thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; lao động thuộc huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Bên cạnh đó, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung một số chính sách hỗ trợ việc làm cho một số nhóm lao động đặc thù, yếu thế: Bổ sung quy định khuyến khích doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia đào tạo và tuyển dụng lao động nông thôn đã qua đào tạo; quy định hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Bộ còn đề xuất bổ sung một số đối tượng ưu tiên tham gia chính sách việc làm công (với điều kiện phù hợp với khả năng, sức khỏe) như lao động là người cao tuổi, người khuyết tật. Bổ sung quy định về việc làm bán thời gian cho học sinh, sinh viên theo hướng quy định về thời gian, các chế độ cơ bản (tiền công, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm tai nạn...) và trách nhiệm quản lý, theo dõi học sinh, sinh viên làm thêm.
Ngoài ra, Bộ còn đề xuất bổ sung quy định chính sách hỗ trợ chuyển tiếp việc làm và hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi; bổ sung quy định chính sách hỗ trợ chính thức hoá việc làm phi chính thức như tư vấn, trợ giúp pháp lý về quy định pháp luật về việc làm, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động phi chính thức tiếp cận cả từ hướng người sử dụng lao động các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực phi chính thức và người lao động; hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm./.
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng
Lợi quyền lao động 27/09/2024 18:40
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?
Lợi quyền lao động 23/09/2024 11:02
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:28
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:04