Biến thể Omicron có thể là lối thoát đại dịch Covid-19?

Sự xuất hiện của Omicron, có thể là một biến thể lây nhiễm hơn nhưng ít độc lực hơn của virus SARS-CoV-2, và là tín hiệu tốt cho sức khỏe cộng đồng?
Nguyên tắc 5K vẫn phải đặt lên hàng đầu! Bộ Y tế: Chủ động ngăn chặn biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam
Biến thể Omicron có thể là lối thoát đại dịch Covid-19?
Đám đông hành khách xếp hàng đến Pháp tại sân bay OR Tambo ở Johannesburg, Nam Phi, trước khi các lệnh hạn chế đi lại do biến thể Omicron được áp dụng. Ảnh:AP

Kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, các nhà dịch tễ học đã hy vọng về một lối thoát cho nhân loại, khi mà cuối cùng virus được tin có thể biến đổi thành một dạng lành tính hơn, tiếp tục lây lan nhưng giết chết ít người hơn và khiến ít người bệnh phải nhập viện.

Đây là những gì đã từng xảy ra với virus cúm H1N1, và cũng là điều giải thích cho nguồn gốc của cảm lạnh thông thường - bệnh do một loại virus corona mà một số nhà virus học cho là có liên quan đến đại dịch cúm chết người vào cuối thế kỷ 19.

Các dấu hiệu ban đầu từ Nam Phi, nơi Omicron dường như đã thay thế Delta làm dòng trội, mở ra khả năng Omicron bị đột biến hoàn toàn có thể là biến thể SARS-CoV-2 lý tưởng mà các chuyên gia đã chờ đợi.

The Age dẫn lời chuyên gia dịch tễ học Tony Blakely tại Đại học Melbourne cho biết: "Chúng tôi chưa thể nói trước điều gì, nhưng có một vài manh mối cho thấy nó (Omicron) có thể ít độc lực hơn... Đó có thể là một điều có lợi".

Nhà dịch tễ học Catherine Bennett của Đại học Deakin, trong khi nghiên cứu tương tự, cho biết những bằng chứng đến nay cho thấy có lý do lạc quan.

Bà nói: "Có khả năng chúng ta đang nhìn thấy một phiên bản virus ít lây nhiễm hơn và ít độc hại hơn, đây sẽ là một trong những bước đi thuận lợi hơn để sống chung với virus. Có nhiều tín hiệu cho thấy rằng tình hình có thể sẽ ổn, nhưng đồng thời cũng có thể có một chút lo lắng".

Thế giới đang vô cùng lo lắng về Omicron. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã mất nhiều tháng để phân loại Delta là một dạng "biến thể đáng lo ngại", hiện đã nâng Omicron lên tình trạng tương tự chỉ sau chưa đầy 1 tuần khi trường hợp đầu tiên được xác nhận. Châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia trên toàn cầu đã nhanh chóng áp đặt các hạn chế đến và đi từ miền Nam châu Phi.

Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi Angelique Coetzee - bác sĩ điều trị cho một số bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán nhiễm chủng virus mới - cho biết tất cả các trường hợp mà bà tiếp nhận đều có các triệu chứng tương đối nhẹ.

Trong khi đó, giáo sư Dror Mevorash, một chuyên gia về Covid-19 tại Trung tâm Y tế Hadassah ở Jerusalem, nói với tờ báo địa phương Haaretz rằng các dấu hiệu ban đầu là biến thể gây ra bệnh tương đối nhẹ. "Vẫn còn sớm để nói trước bất cứ điều gì nhưng không phải mọi thứ đều thực sự tồi tệ", ông nói.

Vậy liệu Omicron có thể giúp tiêu diệt biến thể nguy hiểm Delta?

Theo The Age, lý thuyết là nếu một dòng ít độc lực hơn trở thành ưu thế, sẽ có nhiều người bị nhiễm bệnh hơn nhưng sẽ ít bị bệnh nặng hơn. Dù vẫn còn là một vấn đề, virus lúc đó cũng trở thành một phần của giải pháp: Mỗi người hồi phục sau một trường hợp nhẹ sẽ có khả năng miễn dịch cao hơn bất kỳ loại vaccine nào hiện có.

Theo kịch bản này, các đợt bùng phát Covid-19 trong tương lai sẽ ít gây áp lực lên bệnh viện và hệ thống y tế cộng đồng hơn so với các vụ dịch bởi Delta mà các nước đã phải chịu đựng thời gian qua.

Đây là điều mà Thủ hiến bang New South Wales của Australia, Dominic Perrottet, đã lưu ý khi ông cảnh báo về các phản ứng "phủ đầu" đối với sự xuất hiện của biến thể Omicron.

Ông Perrottet nói: "Thước đo thành công cho cuộc hiến chống dịch lúc này không phải là số trường hợp. Biện pháp thành công là giữ cho mọi người không phải nhập viện, mọi người an toàn và đồng thời mở cửa nền kinh tế để giữ cho mọi người làm việc và các doanh nghiệp được hoạt động".

Tính đến hôm 29/11, 109 trường hợp nhiễm biến thể Omicron được xác nhận ở Nam Phi, bên cạnh 990 trường hợp đang được theo dõi và đã được xác nhận ở châu Âu, Israel, Canada và Australia. Tỷ lệ nhập viện ở Nam Phi đang tăng lên, nhưng WHO không cho rằng đây là do nhiễm biến thể Omicron, mà nhiều khả năng là do tỷ lệ tiêm chủng còn thấp.

Nhà dịch tễ học Marylouise McLaws tại Đại học New South Wales đánh giá, đây hiện vẫn là một mẫu quá nhỏ để có thể đưa ra bất cứ kết luận nào chắc chắn về biến thể mới. Bà cũng lưu ý rằng hầu hết các ca nhiễm Omicron được xác nhận ở Nam Phi là sinh viên đại học - một nhóm thuần tập ít có khả năng bị bệnh nặng do bất kỳ biến thể nào của Covid-19.

Giáo sư McLaws nói thêm rằng ngay cả một loại virus ít độc lực hơn vẫn có thể gây áp lực nặng nề lên hệ thống y tế nếu có quá nhiều người bị nhiễm bệnh. Bà dự báo: "Trong 2 tuần tới, chúng ta sẽ biết được điều hơn. Đánh giá về tỷ lệ tử vong sẽ cần trong 28 - 30 ngày nữa".

Nhìn chung, Giáo sư Tony Blakely cho biết hiện có 4 câu hỏi chính về Omicron: Liệu nó có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực hơn, kháng vaccine và có nhiều khả năng lây nhiễm cho những người đã nhiễm Covid-19 hay không?

Trong đó câu hỏi cấp bách nhất: Liệu Omicron có kháng được các loại vaccine hiện có hay không - là điều mà các phòng thí nghiệm dự kiến ​​sẽ mất 2 tuần nữa để có câu trả lời.

Giáo sư Bennett nói rằng, câu hỏi về độc lực của Omicron chỉ có thể được trả lời từ các quan sát trong thế giới thực - các triệu chứng được ghi lại, tỷ lệ nhập viện và tử vong - một khi virus tiếp tục lây lan.

Bà nói: "Đây là vấn đề của "sống chung với virus". Nó đòi hỏi cân nhắc các biện pháp phòng ngừa cho đến khi chúng ta hiểu rõ mọi thứ hơn, sau đó đưa ra phản ứng thích hợp".

Theo Nam Trung/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/bien-the-omicron-co-the-la-loi-thoai-dai-dich-covid-19-442298.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

(LĐTĐ) Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát.
Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.

Tin khác

Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

(LĐTĐ) Vào lúc 21h00 giờ Moskva ngày 17/3 (1h sáng giờ Hà Nội ngày 18/3), các điểm bỏ phiếu cuối cùng trong cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga thuộc tỉnh cực Tây Kaliningrad đã đóng cửa, kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 8 tại Liên bang Nga kéo dài trong 3 ngày từ 15 - 17/3.
Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Thống kê mới nhất từ Bộ Nội vụ Maroc ngày 9/9 cho biết trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở nước này trước đó một ngày đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Bộ Nội vụ Maroc cho biết ít nhất 296 người đã thiệt mạng và 153 người khác bị thương trong trận động đất mạnh xảy ra tối 8/9 ở nước này.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

(LĐTĐ) Ngày 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Trung tâm Hội nghị Jakarta, Indonesia.
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

(LĐTĐ) Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

(LĐTĐ) Với truyền thống hữu nghị tốt đẹp, sự tin tưởng lẫn nhau và cùng chung khát vọng về độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi còn nhiều dư địa và tiềm năng để tạo thêm động lực mới, đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

(LĐTĐ) Ngày 17/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci.
Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất

Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất

(LĐTĐ) Ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư thăm hỏi gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6/2.
Đã có hơn 21.000 người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Đã có hơn 21.000 người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Tính đến 4h03 ngày 10/2, số nạn nhân thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ là 17.674 người và ở Syria là 3.377 người, nâng tổng số người thiệt mạng trong vụ động đất lên tới 21.051 người.
Xem thêm
Phiên bản di động