Ẩn họa họa mất an toàn lao động trên các công trường xây dựng
Nơi tuân thủ nghiêm túc, chỗ lơ là Hà Nội: Khởi tố vụ sập giàn cẩu khiến 4 người tử vong trên phố Nguyễn Công Trứ Tăng cường thanh, kiểm tra an toàn lao động |
Kỳ 1: Nỗi đau kéo dài
Thời gian gần đây đã có nhiều vụ tai nạn xây dựng nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đau xót hơn, nạn nhân các vụ tai nạn thường là lao động chính, khiến cho nhiều gia đình bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn.
Nước mắt người ở lại
Một ngày cuối tháng 9, chúng tôi tới huyện Chương Mỹ (Hà Nội) thăm gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ sập giàn cẩu tại công trình xây dựng số 16 Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Cuối con đường nhỏ thuộc thôn Bài Trượng ngôi nhà của bà Lê Thị Xuyên, vợ nạn nhân Nguyễn Thế Bồng hiện ra với khung cảnh tiêu điều, lặng lẽ. Trong căn nhà cấp bốn được xây dựng cách đây hơn 3 thập kỷ, các bức tường đã bong tróc, xiêu vẹo, nền đất sụt lún thảm hại.
Vừa rót ly nước tiếp chuyện chúng tôi bà Xuyên vừa rưng rưng nước mắt. Bà kể, hiện tại bà sống cùng 2 người con trai, cậu cả năm nay đã 30 tuổi nhưng không may bị liệt, thiểu năng trí tuệ bẩm sinh luôn phải có người bên cạnh chăm sóc, còn người con út đang học lớp 11.
Bà Xuyên không khỏi lo lắng khi nghĩ tới cuộc sống về sau của 3 mẹ con. (Ảnh: Lê Thắm) |
Gia đình vốn làm nông, thu nhập không ổn định lại thêm cảnh con cái bệnh tật nên sau khi lo xong chuyện đồng áng vợ chồng bà thường nhận thêm nhiều công việc khác nhau để trang trải cuộc sống. Ông Bồng chồng bà là trụ cột chính trong gia đình, hằng ngày, mọi khoản chi tiêu, thuốc men cho cậu con trai đều do một tay ông lo liệu.
Tháng 7, chồng bà cùng một số người trong huyện nhận công việc thu dọn kính, nền nhà cho công trình xây dựng tại số 16 phố Nguyễn Công Trứ. Công việc của ông kéo dài từ sáng đến khoảng 17h cùng ngày. Ngày 30/7, khi ông Bồng ở lại làm tăng ca thì bất ngờ xảy ra sự cố sập giàn cẩu khiến cả 4 người tử vong.
Từ ngày ông mất, mọi nỗi lo cơm áo gạo tiền đổ ập lên lưng người phụ nữ khắc khổ. “Ngày ông ấy mất, trời đổ mưa to, mái nhà lợp fibro xi măng mục nát không chịu được mưa gió nứt toác, rơi từng mảng, nước theo các lỗ hổng chảy xuống khiến nền nhà ướt lênh láng. Trước đây cóp nhặt được đồng nào 2 vợ chồng đều dành thuốc thang bồi bổ cho con chứ không nghĩ tới việc xây nhà. Đến khi cơ sự xảy ra tôi chỉ biết nhờ 2 người con rể mua tạm tấm bạt về che lại chứ không có cách nào sửa chữa”- bà Xuyên nghẹn ngào.
Bà còn cho biết thêm, do cậu con trai đau ốm, thường xuyên lên cơn động kinh, co giật nên bà gần như không thể ra ngoài làm việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Trước đây, mỗi ngày bà chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng, thì nay số tiền ấy bữa kiếm được bữa không. Trong khi ước tính chi phí sinh hoạt thuốc thang, bồi dưỡng cho con trai cả và tiền lo ăn học cho cháu thứ 2 vượt qua số tiền này gấp nhiều lần.
“Ông ấy mất rồi, tôi thật sự không biết phải làm sao để lèo lái gia đình, mấy tháng nay chi tiêu trong nhà gần như đều do tôi đi vay mượn từ người láng giềng người thân. Nợ chồng nợ, về sau cuộc sống của 3 mẹ con chắc sẽ còn túng quẫn hơn nhiều”- bà Xuyên chia sẻ.
Con số báo động
Tình trạng công nhân phải làm việc trong điều kiện thiếu an toàn đang diễn ra hằng ngày trên các công trường xây dựng. (Ảnh: Lê Thắm) |
Cùng là người nhà nạn nhân trong vụ sập giàn giáo tại công trình xây dựng số 16 Nguyễn Công Trứ, ông Cao Văn Sỹ (bố đẻ của nạn nhân Nguyễn Thị Thuý, ông ngoại nạn nhân Đặng Đình Thắng) cũng bày tỏ sự đau xót sau khi mất đi 2 người thân. Ông Sỹ cho biết, con gái ông có 2 người con trai nhưng kinh tế chẳng khá giả gì.
Chồng bà Thúy lâu nay ở phòng trọ tận bên Gia Lâm, trông 3 đứa con cho người con trai lớn, còn bà Thúy ở nhà, hàng ngày cùng người con trai thứ 2 là anh Đặng Đình Thắng đi làm tự do, ai thuê gì thì làm nấy.
Do vợ mới sinh, anh Thắng lại không được nhanh nhẹn như người khác nên trong quá trình làm việc tại công trường số 16 Nguyễn Công Trứ mẹ anh đã cùng đi để bảo ban, kèm cặp. Vậy mà không ngờ vụ tai nạn lao động lại cướp đi sinh mệnh của cả 2 người.
Ông Sỹ cho biết thêm, Thắng lấy vợ chưa được 5 năm, hiện có 2 con, 1 cháu 4 tuổi, 1 cháu chưa đầy 8 tháng tuổi. Trước đây, công việc của vợ chồng anh cũng chỉ là đi dọn dẹp vệ sinh, ai có việc gì thuê thì làm nấy. Kể từ khi có bầu, sinh con vợ anh mới nghỉ ở nhà, còn anh Thắng theo mẹ đi làm kiếm tiền nuôi vợ và 2 con.
“Hai đứa trẻ còn quá bé, mất đi trụ cột gia đình, mai sau không biết chúng nó sống ra sao? Cuộc sống sẽ thiếu thốn vất vả đến nhường nào?” – Ông Sỹ xúc động.
Có thể thấy, gia đình bà Xuyên ông Sỹ chỉ là một trong số ít người thân của nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động. Trên thực tế, những năm gần đây tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng tại Hà Nội đang ở mức đáng báo động.
Cụ thể, trong vòng chưa đầy 1 tháng, trên địa trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra 3 vụ tai nạn lao động tại các công trình xây dựng. Trong đó, thương tâm nhất vụ sập giàn giáo tại số 16 phố Nguyễn Công Trứ (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào tối 30/7 làm 4 người tử vong.
Sau đó chưa đầy 5 ngày, tức ngày 3/8, ở quận Tây Hồ, lại xảy ra sư việc chiếc xe rùa (loại xe đẩy 1 bánh lăn dùng vận chuyển vật liệu xây dựng) rơi từ tầng 5 của tòa nhà 2A Văn Cao đang sửa chữa trúng vào một người đang đi đường. Theo người dân, sau khi bị chiếc xe rùa rơi trúng, người đàn ông tự ngồi dậy và không nhớ được tên tuổi và địa chỉ nhà của mình.
Tiếp đó, ngày 4/8, tại công trình xây dựng trụ sở làm việc của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ở ngã tư Hàng Vôi – Lò Sũ (quận Hoàn Kiếm), khi công nhân đang làm việc thì bất ngờ một thanh sắt dài khoảng hơn 1m từ công trường này rơi đâm xuyên từ trên nóc qua kính chắn gió của xe ô tô đang lưu thông phía dưới khiến nhiều người đi đường một phen khiếp vía. Rất may, tài xế ô tô thoát chết.
Những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc cần thắt chặt hơn công tác quản lý hoạt động xây dựng, đặc biệt là các vấn đề về an toàn lao động.
Lê Thắm
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47