77 năm Ngoại giao Việt Nam: Tận tụy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2022), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có bài viết với nội dung "77 năm Ngoại giao Việt Nam: Tận tụy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân". Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết.
Tích cực tháo gỡ khó khăn, sớm cấp thị thực cho hộ chiếu phổ thông mẫu mới của Việt Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Qatar Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Bộ Ngoại giao

Ngày 28/8/1945, Bộ Ngoại giao được thành lập cùng sự ra đời của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời kiêm Bộ trưởng Ngoại giao. Suốt 77 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống ngoại giao hòa hiếu nhưng quật cường của dân tộc và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam không ngừng phát triển toàn diện, vững mạnh, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Dưới sự lãnh đạo và rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao là một mặt trận chiến lược trong hai cuộc kháng chiến và kiến quốc. Với những quyết sách mưu lược và khôn khéo, ngoại giao đã góp phần quan trọng bảo vệ chính quyền cách mạng và nhân dân sau Cách mạng tháng Tám.

Cùng các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá..., “vừa đánh, vừa đàm”, “làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với bất cứ một ai”, mặt trận ngoại giao đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng tiến bộ và nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta, tạo nên những thắng lợi làm rạng rỡ lịch sử dân tộc, từ đàm phán, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 đến Hiệp định Pa-ri năm 1973.

77 năm Ngoại giao Việt Nam: Tận tụy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: BNG

Sau khi đất nước thống nhất, ngoại giao là mặt trận tạo lối, mở đường, từng bước phá thế bị bao vây, cấm vận, khơi thông quan hệ với nhiều đối tác, mở ra cục diện mới cho phát triển đất nước.

Trong hơn 35 năm đổi mới, kế thừa và vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, ngoại giao cùng các trụ cột, binh chủng đối ngoại đã đi đầu tạo dựng, củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc và nâng cao vị thế quốc gia.

Đến nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với 190 quốc gia trên thế giới, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước; có quan hệ kinh tế với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ; đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới; là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng…

Với mạng lưới quan hệ đối ngoại rộng mở và ngày càng sâu sắc, môi trường hòa bình, ổn định và độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ngày càng củng cố vững chắc; đồng thời, mở ra nhiều thị trường xuất nhập khẩu, tranh thủ nhiều nguồn vốn, công nghệ và tri thức bên ngoài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19, ngoại giao y tế và ngoại giao vắc-xin đã đóng góp quan trọng vào thực hiện thành công chiến lược vắc-xin, tạo tiền đề tiên quyết để nước ta chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và vươn lên sau đại dịch.

Việc nước ta đảm nhận nhiều trọng trách quốc tế như Chủ nhà APEC 2017, Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 2020 - 2021, cùng với ứng xử đúng đắn, có lý, có tình tại nhiều diễn đàn đa phương đã khẳng định và nâng cao hình ảnh, uy tín nước Việt Nam độc lập, tự chủ, đổi mới, yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, tin cậy, chân thành và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại đã góp phần quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, con người, thành tựu đổi mới và bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài góp phần củng cố đại đoàn kết dân tộc, huy động nhiều nguồn lực của kiều bào cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt bảo hộ công dân ta ở nước ngoài, nhất là khi xảy ra xung đột, chiến tranh, dịch bệnh trên thế giới.

Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác ngoại giao kinh tế năm 2022 phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: BNG

Những thành tựu nói trên là nhờ đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là kết tinh nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các trụ cột, binh chủng đối ngoại, các ngành, các cấp. Những thành quả đó cũng là kết tinh truyền thống vẻ vang của đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, nỗ lực phấn đấu và cống hiến bền bỉ của các thế hệ cán bộ ngành ngoại giao. Chính sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã tôi luyện ngành ngoại giao ngày càng trưởng thành và phát triển, tạo nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh.

Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại

Dưới ánh sáng đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, đối ngoại nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới, gắn với thực hiện chủ trương “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân”.

Là lực lượng chủ lực trên mặt trận đối ngoại của đất nước, ngành ngoại giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhân dân, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội để triển khai đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại.

Trong đó, trọng tâm là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đi đôi với kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, tranh thủ tối đa các yếu tố quốc tế thuận lợi, “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, không ngừng đổi mới, sáng tạo tìm cách làm mới, hướng đi mới, lĩnh vực mới để mở rộng thị trường, huy động các nguồn lực bên ngoài cho thực hiện khát vọng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước; phát huy vai trò Việt Nam tại các cơ chế đa phương quan trọng để nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Trước đòi hòi của tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, cần xây dựng ngành ngoại giao trong sạch, vững mạnh, toàn diện, hiện đại. Như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc, “một nhà ngoại giao, một nhà hoạt động đối ngoại giỏi trước hết phải là một nhà chính trị giỏi”, điều cốt yếu là cần xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao luôn tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, tận tâm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vững vàng, mưu lược, có phong cách chuyên nghiệp, có trình độ đạt tới tầm khu vực và quốc tế.

Muốn vậy, cần tăng cường hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại giao cả về bản lĩnh chính trị lẫn trình độ, năng lực.

Nhìn lại chặng đường 77 năm qua, các thế hệ cán bộ ngoại giao tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người sáng lập và để lại cho nền ngoại giao nước ta một di sản tư tưởng ngoại giao đặc sắc và vô giá. Học tập, vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao của Người và phát huy truyền thống vẻ vang của ngoại giao cách mạng Việt Nam, toàn ngành ngoại giao dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm xây dựng ngành ngoại giao Việt Nam trong sạch, vững mạnh, toàn diện, hiện đại, đóng góp xứng đáng vào thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bùi Thanh Sơn

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.

Tin khác

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

(LĐTĐ) Chia sẻ với thanh niên tại buổi gặp mặt và đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các phong trào thanh niên tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ và bảo vệ vệ sinh môi trường.
Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

(LĐTĐ) Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ; phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

(LĐTĐ) Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

(LĐTĐ) Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, gồm: Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động