4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt hơn 242 tỷ USD
Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 2,53 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,73 tỷ USD.
![]() |
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt hơn 242 tỷ USD |
Cụ thể, xuất khẩu trong tháng 4/2022 ước đạt 33,26 tỷ USD, giảm 4,2% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,49 tỷ USD, giảm 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 24,77 tỷ USD, giảm 4,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2022 tăng 25%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 20,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 26,6%.
Tính chung 4 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 122,36 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 31,77 tỷ USD, tăng 21,6%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 90,59 tỷ USD, tăng 14,7%, chiếm 74%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2022 ước đạt 32,19 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 11,02 tỷ USD, giảm 5,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,17 tỷ USD, tăng 0,6%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2022 tăng 15,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,3%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 119,83 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,97 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 78,86 tỷ USD, tăng 16,4%.
Về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 35,7 tỷ USD, tiếp sau là Trung Quốc với kim ngạch ước đạt 37,1 tỷ USD, thị trường châu Âu (EU) đạt 10,4 tỷ USD. Trong khi đó, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 18 tỷ USD; nhập siêu từ Hàn Quốc 15,2 tỷ USD; thị trường ASEAN là 5,8 tỷ USD,…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh
Tin khác

Thị trường ô tô: Cạnh tranh mạnh, khách hàng có được lợi?
Thị trường 21/03/2023 16:38

Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu
Thị trường 20/03/2023 18:19

Giá vàng miếng đồng loạt tăng
Thị trường 18/03/2023 15:37

Vì sao khó bỏ giá trần vé máy bay?
Thị trường 16/03/2023 08:18

Nên có công cụ để giám sát giá
Thị trường 16/03/2023 08:15

Cần cơ chế phù hợp để đảm bảo an toàn cho giao dịch bất động sản
Thị trường 15/03/2023 18:44

Nâng cao tính tăng trưởng bền vững từ kinh tế dịch vụ
Thị trường 14/03/2023 10:41

Phát triển nhà ở xã hội ở TP.Hồ Chí Minh: Cần cơ chế để khơi thông nguồn lực
Kinh tế 14/03/2023 10:29

“Cởi trói” cho đất nông nghiệp
Thị trường 14/03/2023 09:11

Các doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư mạnh vào Việt Nam
Thị trường 11/03/2023 13:53