Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu nhóm hàng mực và bạch tuộc năm nay tăng trưởng rất mạnh, với mức tăng kim ngạch lên đến 63% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. 
xuat khau muc bach tuoc tang manh Hoa Kỳ tăng thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam
xuat khau muc bach tuoc tang manh Siết điều kiện nhập khẩu tôm vào Úc
xuat khau muc bach tuoc tang manh
Xuất khẩu nhóm hàng mực và bạch tuộc năm nay tăng trưởng mạnh.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Pháp, Hà Lan tăng trưởng gấp 3 lần, đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu về xuất khẩu mực, bạch tuộc vào nhiều nước thuộc EU.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 333 triệu USD; trong đó, mực chiếm hơn 60% tổng giá trị, còn lại là các sản phẩm bạch tuộc. So với cùng kỳ năm 2016, xuất khẩu các sản phẩm mực tăng 62%.

Trong xuất khẩu mực thì mực tươi, sống và đông lạnh tăng mạnh nhất 89%, đây cũng là sản phẩm mực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ đầu năm đến nay, xuất khẩu mực chế biến khác tăng 74%, còn xuất khẩu mực khô và mực nướng tăng 21%.

Trong xuất khẩu các sản phẩm bạch tuộc thì bạch tuộc tươi sống, đông lạnh và khô tăng mạnh nhất 47%, chiếm 83% tổng giá trị xuất khẩu bạch tuộc.

Việt Nam hiện đang xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 59 thị trường, mở rộng hơn 9 thị trường so với cùng kỳ năm 2016. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường số 1 của Việt Nam, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này và vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng tốt. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm đạt 115 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo phân tích của VASEP, các năm trước xét về thị phần và giá trị trong kim ngạch nhập khẩu bạch tuộc của Hàn Quốc, thì Việt Nam chiếm 30%, trong khi Trung Quốc chiếm 45%.

Nhưng năm 2017, Việt Nam đang có cơ hội vượt qua Trung Quốc nhờ gia tăng thị phần, vì từ năm nay Trung Quốc bị áp thuế 20%, trong khi Việt Nam được hưởng 0% khi xuất khẩu bạch tuộc vào Hàn Quốc.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 các sản phẩm mực, bạch tuộc Việt Nam, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm nay đạt 77 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng khai thác mực, bạch tuộc nguyên liệu tại Nhật Bản giảm, tỷ giá đồng Yên tăng một phần là nguyên nhân khiến các nhà nhập khẩu Nhật Bản tăng cường nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam.

Tiếp sau Nhật Bản, thì EU là thị trường đứng vị trí thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam với 63 triệu USD kim ngạch trong 7 tháng đầu năm, tăng 96% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ấn tượng nhất là ở thị trường Pháp, xuất khẩu mực, bạch tuộc của nước ta sang đây tăng trưởng tới 304%. Là nước nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 11 trên thế giới, Pháp hiện đang là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc đơn lẻ lớn thứ 6 của Việt Nam.

Điều ngạc nhiên là, Pháp nhập khẩu mực và bạch tuộc từ Việt Nam tăng mạnh, trong khi từ đầu năm đến nay, tổng nhập khẩu nhóm sản phẩm này của Pháp lại giảm thấp. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu mực, bạch tuộc của Pháp trong 7 tháng đầu năm nay giảm 54% về lượng và giảm 53% về giá trị.

Theo các nhà phân tích, nhập khẩu mực và bạch tuộc của Pháp giảm là do nguồn cung từ Tây Ban Nha thấp. Với tỷ trọng chiếm hơn 79% tổng khối lượng nhập khẩu mực, bạch tuộc của Pháp, thì sự sụt giảm 38% nguồn cung từ Tây Ban Nha đã làm giảm nhập khẩu của Pháp. Để bù đắp lượng thiếu hụt, Pháp đã tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người Pháp.

Chính vì vậy, giá nhập khẩu mực, bạch tuộc vào Pháp năm nay tăng mạnh so với năm ngoái, từ mức bình quân 3,37 USD/kg của năm 2016, lên 4,15 USD/kg trong 7 tháng đầu năm nay. Điều đáng nói, giá xuất khẩu mực và bạch tuộc của Tây Ban Nha đưa vào Pháp chỉ ở mức 2,76 – 3,39 USD/kg, thì giá xuất khẩu của Việt Nam đưa vào Pháp cao hơn nhiều với 3,85 – 8,39 USD/kg.

Tăng trưởng ấn tượng cũng nhìn thấy ở thị trường Hà Lan, với kim ngạch xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam vào nước này trong 7 tháng đầu năm đạt 2,8 triệu USD, tăng tới 345% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức tăng trưởng này, Hà Lan là thị trường có mức tăng trưởng đạt cao nhất trong tốp 9 thị trường nhập khẩu chính mực, bạch tuộc của Việt Nam từ đầu năm đến nay.

Hà Lan nhập khẩu mực, bạch tuộc nguyên liệu để chế biến xuất khẩu sang các nước khác trong khối EU, vì vậy, mực nguyên liệu đông lạnh là sản phẩm nhập khẩu chính của Hà Lan. Hà Lan là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối EU, chiếm 1,3% tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam.

Cũng theo thống kê của ITC, năm 2016, Hà Lan nhập khẩu 6.908 tấn mực, bạch tuộc từ các nước trên thế giới, trị giá 27,6 triệu USD. Năm ngoái, Trung Quốc là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Hà Lan, chiếm 17% tổng nhập khẩu mực, bạch tuộc của nước này.

Tiếp đến là Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan lần lượt chiếm 12,6%; 11,4% và 8,4%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 về cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường này với thị phần chiếm 7,6%. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm nay, điều bất ngờ là Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn đầu về cung cấp mực, bạch tuộc cho Hà Lan.

Theo Chu Khôi/Thời báo kinh tế VN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Tăng lương cơ sở, công tác điều hành giá được thực hiện như thế nào?

Tăng lương cơ sở, công tác điều hành giá được thực hiện như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7, lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Để việc tăng lương là thực chất, công tác điều hành giá đã được Bộ Tài chính giám sát, thực hiện chặt chẽ giữ ổn định thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động