Xuất hiện những đường dây xuyên quốc gia
Triệt phá đường dây đánh bạc xuyên quốc gia gần 1.000 tỷ đồng | |
Truy tố 66 bị can cá độ xuyên quốc gia | |
Thâm nhập đường dây buôn thận xuyên quốc gia |
Thời gian gần đây, đối tượng phạm tội lợi dụng chính sách mở cửa, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh, cấp hộ chiếu công dân và giấy thông hành qua lại biên giới và một số nước miễn thị thực để hình thành các đường dây đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động trái phép. Đối tượng phạm tội đa số là những người, có tiền án, tiền sự về mua bán người; một số người nước ngoài đến Việt Nam tham quan, du lịch, thực hiện các hợp đồng, dự án kinh tế rồi móc nối cấu kết với đối tượng cò mồi tại Việt Nam hình thành các đường dây mua bán người xuyên quốc gia.
Công an Trung Quốc bàn giao nạn nhân cho Bộ đội biên phòng Việt Nam. |
Một số người từng là nạn nhân hoặc lấy chồng nước ngoài khi về quê trở thành thủ phạm dụ dỗ mua bán trẻ em, kể cả người thân trong gia đình. Một số người lợi dụng việc mua bán, làm ăn, qua lại biên giới kinh doanh các dịch vụ dọc biên giới để tham gia hoạt động phạm tội. Nạn nhân, chủ yếu là người dân ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đa phần có hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm, gặp nhiều chuyện éo le trong tình cảm, thiếu hiểu biết về xã hội, kỹ năng sống, nhẹ dạ cả tin hoặc những cô gái trẻ thích hưởng thụ, đua đòi nên tin theo lời hứa hẹn của đối tượng mua bán người.
Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát - cho biết: Sau 12 năm thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (nay là Chương trình phòng, chống mua bán người, gọi tắt là Chương trình 130/CP), Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 2011-2015, các cơ quan chức năng đã điều tra, khám phá trên 2.200 vụ, bắt hơn 3.300 đối tượng, tổ chức giải cứu, tiếp nhận gần 4.500 nạn nhân của tội phạm mua bán người. Đồng thời, công tác hợp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng, khẳng định và thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm, hiệu quả các cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế về phòng, chống mua bán người. Tuy nhiên, hiện nay tình hình hoạt động tội phạm mua bán người ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng (trong giai đoạn 2011 - 2015, phát hiện tăng 11,6% số vụ so với cùng kỳ thời gian trước). Tội phạm mua bán người không chỉ mua bán phụ nữ, trẻ em mà còn xuất hiện cả việc mua bán đàn ông, mua bán thai nhi, mua bán nội tạng. Cùng với đó cũng xuất hiện những đường dây mua bán người xuyên quốc gia, đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, nhưng thực chất là mua bán để ép buộc cưỡng bức lao động và mại dâm.
Theo ước tính của đại diện Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu trẻ em bị buôn bán trên toàn thế giới, và một phần ba số phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trên thế giới xảy ra trong phạm vi Đông Nam Á hoặc xuất phát từ khu vực này. Nạn nhân bao gồm cả nam giới và trẻ em trai. Ước tính mỗi năm có hàng ngàn người Việt Nam bị buôn bán cả ở trong nước và ra nước ngoài. |
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng mua bán người vẫn gia tăng là do tình hình thế giới, khu vực tác động, phát triển của công nghệ thông tin và tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, phân hóa giàu nghèo, việc thực hiện chính sách pháp luật cũng như quản lý Nhà nước, xã hội ở một số lĩnh vực còn bất cập, sở hở để tội phạm lợi dụng. Một nguyên nhân nữa là do siêu lợi nhuận của loại hình tội phạm này mang lại, cùng với đó là tình trạng mất cân bằng về giới, khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin của không ít người dân nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Để khắc phục tình trạng tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp và thể hiện cam kết, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, ngày 10.5.2016, Thủ tướng ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30.7 hằng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng
Pháp đình 20/12/2024 14:23
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48