Xem xét trách nhiệm khi văn bản hướng dẫn có sai sót
Hiệu trưởng phải có vai trò, quyền hạn rõ ràng | |
Khai mạc phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Theo Ủy ban Tư pháp, trong thời gian qua, công tác kiểm tra văn bản quy định chi tiết đã được quan tâm triển khai, và qua kiểm tra 6.732 văn bản (1.086 văn bản cấp Bộ; 5.646 văn bản của địa phương), Bộ Tư pháp phát hiện 03/74 thông tư là văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh có sai sót về hiệu lực và nội dung.
Toàn cảnh phiên họp |
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, báo cáo của Chính phủ chưa thể hiện đầy đủ kết quả của công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Do đó, cần bổ sung các đánh giá về công tác này như việc tuân thủ các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức ban hành…Đồng thời, cần so sánh với kết quả của công tác này các năm trước để có cơ sở đánh giá cụ thể hơn.
Phát biểu tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh thực trạng: Qua công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã phát hiện 5.639 văn bản trái pháp luật, gồm: 1.236 văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và nội dung; 3.829 văn bản quy phạm pháp luật sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; 574 văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật. “Tình trạng văn bản quy định chi tiết có sai sót về hiệu lực và nội dung không chỉ mới xuất hiện, mà đã xuất hiện trong nhiều năm trước đây”- bà Hải nhấn mạnh.
Đối với việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, Chính phủ giao Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm soát và báo cáo Chính phủ về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết tại các phiên họp thường kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, hằng năm và phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật. Tình hình soạn thảo và nợ ban hành văn bản được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tư pháp, thường xuyên có văn bản đôn đốc công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, tính từ tháng 8.2017 đến tháng 8.2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ xây dựng, ban hành 204 văn bản (94 nghị định, 07 quyết định, 97 thông tư, 06 thông tư liên tịch) quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh. Trong đó, các luật đã có hiệu lực đã ban hành được 140/152 văn bản hướng dẫn chi tiết, đạt 92,11 %, còn 12/152 văn bản nợ chưa ban hành. |
Về nguyên nhân dẫn đến việc ban hành văn bản quy định chi tiết có sai sót, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải lưu ý, cử tri nhận định do chưa quyết liệt trong xem xét trách nhiệm của cán bộ, công chức tham gia tham mưu, soạn thảo, thẩm định những văn bản này.
Nhận định đây là nguyên nhân lớn nhất, Trưởng Ban Dân nguyện cho rằng, nếu đánh giá trách nhiệm của cán bộ nghiêm minh, và thực hiện bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong một vài vụ điển hình, thì chắc chắn tình trạng này có thể được cải thiện.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng chỉ ra thực tế: Dù Luật Ngân sách Nhà nước là luật cơ bản, nhưng tại nhiều luật chuyên ngành vẫn đưa quy định về miễn thuế, lập quỹ, hay quy định cứng tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước hàng năm cho ngành, lĩnh vực.
Trên tinh thần đó, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lưu ý, Chính phủ đã quan tâm thực hiện công tác xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian qua, nhưng thời gian dành cho công tác này vẫn còn ít. “Một buổi chiều Chính phủ có thể cho ý kiến 3- 4 dự án luật nên khó bảo đảm chất lượng. Trong khi đó, thời gian dự các buổi khai trương, cắt băng khánh thành quá nhiều” - Tổng Thư ký QH nhấn mạnh.
Liên quan đến nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, Bộ Tư pháp cần kiên quyết hơn nữa trong kiểm soát đầu vào, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là bảo đảm các luật chuyên ngành bám sát quy định tại luật cơ bản.
N.Doăng- A.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32