Xem “Về nhà đi con”: Những thước phim dung dị bước ra từ cuộc sống
“Về nhà đi con” dung dị bởi tình phụ tử bao dung, luôn sẵn sang chấp nhận. Đó cũng là điều mang đến cho người xem những cảm giác gần gũi mà bất cứ ai cũng bắt gặp trong cuộc đời. Mỗi câu chuyện, số phận đều được cóp nhặt từ chính cuộc sống hiện thực khiến cho bộ phim có sức sống và có hồn.
Phim "Về nhà đi con" đang thu hút khán giả truyền hình. Ảnh: VTV |
Đó là Huệ (Thu Quỳnh thủ vai) với một số phận cam chịu trong cuộc hôn nhân không phải bên cạnh người mình mong muốn gắn bó cả cuộc đời. Chính sự chấp nhận ấy của cô vì người thân của mình cuối cùng lại biến thành nỗi lo âu, chuyện buồn của ông bố và hai em gái.
Thế nên, ở đời, suy cho cùng, muốn lo được cho người khác, trước tiên bản thân mỗi người phải hạnh phúc, phải viên mãn với chính số phận của mình. Có thể, nếu Huệ chọn lấy người mà mình yêu, cuộc đời sẽ khác và cũng không phải kiến bố mình khóc nhiều đến thế. Bởi đôi khi, chỉ cần ta sống tốt là đủ để người thân của mình hạnh phúc rồi.
Thế nhưng, Huệ lại là mẫu hình tượng được nhiều người vẫn coi trọng vì theo hơi hướng truyền thống. Bởi đó là những giá trị vẫn cần gìn giữ trong xã hội vốn dĩ có quá nhiều sự xô bồ, đạo đức và sự bao dung đang bị đánh mất ở một bộ phận.
Và điều khiến khán giả ấn tượng nhiều hơn nữa là việc Thu Quỳnh đã trút bỏ hình tượng My Sói trong “Quỳnh búp bê” để trở thành một người chị cả mẫu mực, kiêm thêm cả phần việc của mẹ đảm đang trong hoàn cảnh “gà trống nuôi con” của ông Sơn.
Một cảnh trong phim. |
Với Thư (Bảo Thanh thủ vai) lại là một hình mẫu sống đến thực dụng mà mỗi chúng ta đều bắt gặp khắp mọi nơi trong cuộc sống. Có nhiều người phê phán, nhưng cũng không ít người đồng quan điểm với triết lý sống đó. Bởi Thư cũng lo cho bố và các chị em, nhưng tuyệt nhiên không phải bằng việc cam chịu như người chị cả của mình.
Trong câu nói của Thư với Vũ về cách sống của mình đã đủ nói lên rằng, quan điểm sống mà mình đang theo đuổi. Đó là khi lấy chồng đại gia, cô sẽ có tiền để lo cho bố và các em. Suy cho cùng đó cũng là cuộc mà mỗi người đều có quyền lựa chọn cho riêng mình. Và điều đó cũng đánh đúng vào tâm lý của một bộ phận giới trẻ luôn nhìn cuộc sống với một quan niệm thực tế.
Chính sự đồng cảm này khiến cho Thư trở thành một nhân vật “xính lao” bước vào phim từ chính những góc cạnh chân thực của xã hội. Đặc biệt “vở diễn” trong phim của Vũ và Thư lại lột tả đến chân thực những điều hàng ngày mà chính mỗi chúng ta cũng dành cho nhau như những thước phim sống động.
Còn với Dương (Bảo Hân thủ vai) lại là một sự cá tính mang đến một sự phấn khích cho giới trẻ. Đó cũng là nhân vật mang lại điểm nhấn khá thú vị trong “Về nhà đi con”. Phong cách của một tomboy luôn là điều khiến khán giả đi từ cảm xúc khoái trí đến cả sự nâng nâng xúc động. Điều mà phần nào Bảo Hân mang từ chính con người đời thực của mình vào phim.
Dàn diễn viên ra mắt phim "Về nhà đi con". Ảnh: VTV |
Và tất cả những cá tính, số phận ấy dù có rẽ theo những ngả khác nhau thì vẫn gặp nhau ở điểm chung là luôn coi gia đình là số 1. Những con người luôn muốn làm tất cả những điều tốt đẹp nhất cho người thân của mình, sẵn sàng bảo vệ họ vô điều kiện.
Cuộc sống mà, luôn gai góc, nhiều cung bậc và khó lý giải như vậy. “Về nhà đi con” vì thế mà đã len lỏi vào trái tim biết bao khán giả như một tình yêu bất diệt về gia đình, người thân.
Hình ảnh khiến nhiều người không khỏi xúc động khi theo dõi những thước phim “Về nhà đi con” là trong tình huống những cô con gái gặp chuyện, ông Sơn (diễn viên Trung Anh thủ vai) lại ôm tất cả vào lòng và khóc. Bởi ông luôn gửi thông điệp đến các con mình rằng, ngoài xã hội có sóng gió như thế nào thì ông vẫn không bao giờ bỏ rơi các con, vẫn có một nơi là nhà để về.
Và tất cả khán giả cũng lặng đi ở câu nói của ông Sơn là: “Cuộc đời là của các con và cũng là lẽ sống của bố, nhưng dù các con có quyết định thế nào thì bố vẫn luôn ở đây, nhà mình vẫn luôn ở đây...”.
Theo Hoài Đan/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Tin khác
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Điện ảnh 07/11/2024 22:07
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII
Điện ảnh 07/11/2024 21:24
Chợ dự án phim HANIFF 2024: Gần 70 dự án phim quốc tế hội tụ tại Hà Nội
Điện ảnh 07/11/2024 16:26