Vươn lên từ thất bát
Không “đốt” tiền vô ích
Năm 2010, để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã có rất nhiều dự án phim lịch sử, cổ trang được đầu tư như: Khát vọng Thăng Long, Long Thành cầm giả ca, Thái sư Trần Thủ Độ, Huyền sử thiên đô, Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, Tây Sơn hào kiệt… Trong số đó, bộ phim “Thái sư Trần Thủ Độ” được đầu tư với kinh phí khổng lồ (57 tỷ VNĐ), được giao cho đạo diễn Đặng Tất Bình tổ chức sản xuất và đạo diễn Đào Duy Phúc đảm nhận phần nội dung. Phim bấm máy từ tháng 6/2009 với dự kiến sẽ hoàn tất và lên sóng đúng vào tháng 10/2010 trong không khí cả nước tưng bừng chào đón đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tuy nhiên, phải đến hơn 3 năm sau, bộ phim mới được lên sóng truyền hình.
So với các phim lịch sử trước đó, có thể nói “Thái sư Trần Thủ Độ” được làm chỉn chu với sự đầu tư và tìm hiểu về lịch sử một cách nghiêm túc. Phim kỹ đến từng chi tiết về phục trang, đạo cụ, thế võ. Qua biên kịch chắc tay của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn, những tình huống đưa ra đều được lý giải thuyết phục, hợp tình hợp lý. “Thái sư Trần Thủ Độ” đậm chất Việt qua từng cảnh quay (nhất là ngoại cảnh với cánh đồng, ruộng dâu, bờ tre, con sông, con suối…), từng đạo cụ như giáo mác, cung tên, xe kéo…, ngay cả trang phục - vấn đề dễ phát sinh nhiều tranh cãi, cũng thể hiện được sự gần gũi với văn hóa của người Việt.
Giới chuyên môn cũng đánh giá cao “Thái sư Trần Thủ Độ” với 3 giải thưởng trong Cánh diều Vàng: Phim truyền hình xuất sắc nhất, biên kịch xuất sắc nhất và đạo diễn xuất sắc nhất. Dưới con mắt của một biên kịch khắt khe, đạo diễn Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, nhận xét: “Đây là một phim lịch sử chỉn chu. Đạo diễn chắc tay, có nghề và trong hoàn cảnh khó khăn của điện ảnh Việt Nam hiện nay, đó rõ ràng là nỗ lực của những người làm phim”. Biên kịch Trịnh Thanh Nhã cũng đánh giá cao “Thái sư Trần Thủ Độ” ở mặt nghề nghiệp: “Phim được làm kỹ lưỡng, câu chuyện rất chặt chẽ. Một bộ phim khá ổn”. “Dưới góc độ giải trí, mang đến cho khán giả kiến thức lịch sử, “Thái sư Trần Thủ Độ” đã hoàn thành nhiệm vụ của mình” - biên kịch Trịnh Thanh Nhã đánh giá. Xúc động khi nhận được những phản hồi tích cực từ phía khán giả, đạo diễn phim “Thái sư Trần Thủ Độ”, NSƯT Tất Bình nói ông rất mừng vì mọi thứ đã diễn ra như kỳ vọng. “Bốn năm đắp kho, nhiều người không biết tưởng phim của chúng tôi tồi quá nên không được chiếu. Nhưng những gì đang diễn ra cho thấy chúng tôi không “đốt” tiền của Nhà nước một cách vô ích” - đạo diễn Tất Bình nói.
Theo TS.NSƯT Nguyễn Thị Thu Hà - Phó khoa Thiết kế Mỹ thuật, Đại học Sân khấu điện ảnh, nhờ có sự đầu tư nghiêm túc về trang phục, tạo hình cho các diễn viên, bộ phim “Trò đời” đã tạo được màu sắc riêng, các nhân vật có những tạo hình cá tính giúp cho bộ phim phần nào thành công trong việc tạo ra một ý niệm rõ ràng cho khán giả về một thời kỳ lịch sử, về sắc màu văn hoá đặc trưng. |
Cùng thời gian phát sóng với “Thái sư Trần Thủ Độ”, bộ phim “Trò đời” được coi là “phát súng” đầu tiên trong Dự án chuyển thể kịch bản văn học giai đoạn 1930 - 1945 thành phim truyền hình. Bộ phim là sự chuyển thể hợp nhất của 3 tác phẩm văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng: Số đỏ, Cơm thầy cơm cô và Kỹ nghệ lấy Tây. Trong khi khán giả trong nước đang chán ngán với các phim truyền hình “na ná Hàn Quốc” với đề tài chủ yếu về tình yêu, khai thác bối cảnh cho thấy đời sống của Việt Nam hiện đại, giàu sang với biệt thự, xe hơi, quán bar… không phản ánh trung thực cuộc sống hiện tại, sự xuất hiện của một bộ phim về đề tài người nông dân ly hương bị thu hút bởi thứ ánh sáng ma mị của đô thị được mọi người nhiệt tình đón nhận vì nó vẫn còn mang tính thời sự. Sau một thế kỷ, những bi hài giữa hai xã hội Việt Nam ở hai đầu thế kỷ (thế kỷ 20 và thế kỷ 21) vẫn có những sự giống nhau kỳ lạ. Tính hiện thực trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vẫn còn nguyên giá trị, nhiều hiện tượng xã hội đến nay vẫn còn nóng hổi. Đó là những câu chuyện đã đi vào bản chất của vấn đề nên nó rất mới. “Bây giờ, những con sen, thằng ở được gọi bằng cái tên khác là ôsin. Mối quan hệ giữa ôsin và chủ nhà cũng vậy, đầy bi hài, phức tạp. Và sự tha hóa của con người trước đồng tiền - dù một thế kỷ đã trôi qua, vẫn giống hệt nhau” - NSƯT Nhuệ Giang, đạo diễn của bộ phim phân tích. Cùng với chuyện ôsin là nạn nghiện hút, cô đầu - gái nhảy, gái hát, gái bán dâm vẫn đang là những tệ nạn xã hội nhức nhối. Phong trào ly hương, di cư tự do lên thành phố kiếm sống cùng các chợ người tự phát đến nay vẫn làm đau đầu các nhà quản lý xã hội. Những phụ nữ lấy chồng ngoại quốc chỉ vì tiền hiện nay thì có khác gì nhiều so với phong trào lấy Tây (lính lê dương) của các me gần 1 thế kỷ trước? Qua bộ phim, khán giả còn dễ dàng liên hệ đến chuyện giới doanh nhân, quan chức đua nhau chơi tennis, golf…; những chiếc mặc như không mặc, những bộ váy siêu ngắn, siêu mỏng hoặc phong trào “tưng - tưng”, thả rông vòng 1, nude; hiện tượng bỏ nhà theo trai, tỉ lệ nạo, phá thai ở tuổi vị thành niên rất cao…
Với sự thành công của bộ phim này, chắc chắn Dự án chuyển thể kịch bản văn học giai đoạn 1930 - 1945 sẽ được tiếp tục. Bởi vậy khán giả đang hy vọng sẽ tiếp tục được thưởng thức những món ăn tinh thần mới thuần Việt.
Khán giả không "quay lưng"
Sau khi hai bộ phim được lên sóng truyền hình đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Đã có rất nhiều đánh giá tích cực về bộ phim “Thái sư Trần Thủ Độ”. Đơn cử, để chứng minh cho nhận định rằng đây là bộ phim đáng xem, một khán giả đã đưa ra 3 lý do: Thứ nhất là kịch bản hay, đúng giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. Thứ 2, là dàn diễn viên kinh nghiệm, diễn xuất tốt. Thứ 3 là bối cảnh, phục trang của phim rất đẹp, rất hoành tráng.
Với những phản hồi tích cực từ “Thái sư Trần Thủ Độ”, không ít người kỳ vọng nếu được quan tâm và đầu tư, các đạo diễn sẽ cho ra mắt những bộ phim “cúng cụ” cuốn hút để công chúng hiểu hơn về lịch sử dân tộc, chứ không phải màn ảnh nhỏ tràn ngập phim dã sử Trung Quốc, Hàn Quốc như hiện nay. Thông thường, phim bộ Việt Nam càng phát càng đuối và mất khán giả nhưng “Trò đời” đang làm được điều ngược lại: càng lúc càng lôi cuốn với những diễn biến, tình tiết hấp dẫn và vẫn đủ sức níu chân khán giả Việt ngồi lại trong suốt giờ vàng phát sóng, đúng như một khán giả tâm sự: “Đã lâu lắm mới có được cảm giác ngóng chờ đến tối thứ năm, thứ sáu để xem phim truyền hình”.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến trái chiều về những bộ phim lịch sử, cổ trang vừa được trình chiếu. Chẳng hạn có những ý kiến chưa hài lòng về bối cảnh, đạo cụ trong phim “Trò đời”. Điều này cũng dễ thông cảm vì đoàn làm phim không đủ kinh phí dựng trường quay và mời chuyên gia tư vấn lịch sử nên tận dụng những bối cảnh có sẵn và đồ đi mượn. Hay như khi nghe ý kiến chê về phục trang trong phim “Thái sư Trần Thủ Độ”, một cư dân mạng cho rằng: “Do mọi người xem phim kiếm hiệp Trung Quốc, Hông Kông nhiều nên cảm thấy trang phục của phim VN không đẹp. Mình đâu sống thời vua chúa thế kỷ 13 đâu mà biết, hãy tạm chấp nhận những gì gọi là của Việt Nam”. Đúng vậy, bản thân ông cha ta từ vua chúa cho đến người dân đều ăn mặc giản dị và khác kiểu “Bắc triều” do điều kiện kinh tế và trên hết là ý thức độc lập, tự chủ về văn hóa. Kể cả những pha “ẩu đả” trong phim, các đạo diễn võ thuật đã cố gắng sử dụng những bài võ dân tộc và hạn chế sử dụng kỹ xảo để mang đến hình ảnh thật cho khán giả. Tuy nhiên vì đã quen mắt với những pha võ thuật đẹp mắt, “ảo tung chảo” trong phim Trung Quốc, Ấn Độ, Âu Mỹ… nên nhiều khán giả đã lên tiếng chê võ trong phim Việt là “mèo cào”, “diễn Tuồng”. Trong phim “Thái sư Trần Thủ Độ” hay “Huyền sử thiên đô”, đạo diễn cố gắng điều tiết những nghi lễ trong cung đình (như thường thấy trong phim cổ trang Trung Quốc) để phù hợp với chính sách “thân dân”, không khí “dân chủ” thời Lý - Trần.
Thực tế, phim lịch sử, cổ trang Việt đang còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và thách thức. Từ việc thiếu những kịch bản hay, tinh tế, thiếu kinh phí, không có trường quay chuyên nghiệp… và khâu tuyển chọn diễn viên cũng là việc không dễ dàng, trong khi phim cổ trang nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ và đứng ở một đẳng cấp khác. Vì vậy, chúng ta cũng không nên quá khắt khe với phim của nước nhà.
Tất nhiên những sản phẩm đầu tay thì không tránh khỏi sai sót và khi “đổi vị” thì khán giả không tránh khỏi cảm giác “hụt hẫng”. Hãy tạm coi những mặt được - điểm cộng (dù nhỏ bé) cho phim là một bước tiến mới của dòng phim cổ trang sau nhiều năm “đứt quãng”, để các nhà làm phim cổ trang không nhụt chí và yên tâm “tự nhặt sạn” để làm ra tác phẩm có chất lượng ngày càng được nâng cao. Nhìn vào sự thành công của các bộ phim lịch sử, cổ trang được công chiếu trong thời gian qua, chúng ta có quyền mơ đến sự rực rỡ của một dòng phim cổ trang thuần Việt trong tương lai cũng
NGÔ QUANG CHÍNH
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36