Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn những công trình

Ngày 28/7/2018, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn những công trình”. Báo Lao Động Thủ đô xin giới thiệu về 9 công trình được đề cử để vinh danh trong dịp này để tiếp tục lấy ý kiến góp ý, bình chọn, đề cử trong đoàn viên, CNVCLĐ, cán bộ Công đoàn và bạn đọc.
vinh quang viet nam dau an nhung cong trinh Tổng Bí thư gặp mặt đại biểu Chương trình Vinh quang Việt Nam
vinh quang viet nam dau an nhung cong trinh Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN gặp đại biểu dự “Vinh quang Việt Nam”
vinh quang viet nam dau an nhung cong trinh
Ảnh vệ tinh Vinasat

1. Công trình “Đường Hồ Chí Minh”

Đường Hồ Chí Minh là con đường lịch sử đã góp phần quan trọng trong công cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đường Hồ Chí Minh đã góp phần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của các địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của hàng triệu đồng bào nơi tuyến đường đi qua, đồng thời đánh thức tiềm năng to lớn về du lịch…

2. Đường dây 500kV Bắc – Nam

Đường dây 500kV Bắc-Nam là kỳ tích của thế kỷ XX. Công trình là một trong những giải pháp quan trọng nhất để giải quyết bài toán thiếu điện ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Sau 22 năm đưa Công trình vào vận hành đã thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử truyền tải điện từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam đạt hàng trăm tỷ kWh; góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nhờ có điện năng được cung cấp bảo đảm, ổn định làm cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

3. Vệ tinh viễn thông của Việt Nam (VINASAT-1, VINASAT- 2)

Vệ tinh viễn thông (VINASAT-1, VINASAT- 2) chính thức đi vào quỹ đạo, là dấu mốc lịch sử, là dấu ấn mang tầm vóc quốc gia.VINASAT 1 & 2 đã thúc đẩy khả năng phát triển và mở rộng các loại hình dịch vụ vệ tinh; đáp ứng yêu cầu về dịch vụ viễn thông cho các khu vực kinh tế biển và ven biển như dịch vụ cho các tàu thuyền, dàn khoan, thăm dò; Mở rộng các dịch vụ viễn thông cho các ngành kinh tế quốc gia qua các mạng thông tin riêng, đáp ứng việc truy cập và cập nhật thông tin nhanh.

4. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Công trình Thủy điện Hòa Bình đã giải quyết được tình trạng thiếu điện trầm trọng trong những năm 80 của thế kỷ XX, những năm vô cùng khó khăn vì đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt chống ngoại xâm.

Với bàn tay, khối óc của những người lao động Việt Nam và sự giúp đỡ hỗ trợ của các chuyên gia Liên Xô, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hoàn thành đã sản xuất ra hàng tỷ KW giờ điện mỗi năm, cung cấp điện cho nền kinh tế, giải quyết được tình trạng thiếu điện trầm trọng thời kỳ đó.

5. Công trình “Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000”

Công trình được tập hợp từ 28 công trình lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:200.000. Mỗi công trình được thực hiện trên một khu vực khác nhau, diện tích từ khoảng 5000 km2 đến vài chục nghìn km2, lần lượt phủ kín toàn bộ diện tích đất nước.

Trên mỗi diện tích của từng công trình đều được khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích để thành lập các bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản, bản đồ trọng sa - kim lượng, bản đồ địa chất thủy văn, bản đồ địa mạo,… và tìm kiếm, phát hiện các điểm khoáng sản. Ước tính, các nhà địa chất đã tiến hành đi bộ khoảng hơn 150.000 km lộ trình khảo sát trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

6. Công trình “Từ điển Bách khoa Toàn thư”

Từ điển bách khoa toàn thư được xem là “vua” của các sách công cụ, phục vụ cho việc tra cứu và tự học, tự đào tạo cho mọi người, là ngân hàng thông tin, tư liệu đáng tin cậy nhất. Có thể nói, bách khoa thư phản ánh khá chính xác nền văn hóa, văn minh và trình độ phát triển khoa học của một quốc gia, một dân tộc. Vì vậy, việc biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam thực sự là thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

7. Công trình: Giàn khoan tự nâng

Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 là công trình cơ khí trọng điểm quốc gia lần đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư và Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) là đơn vị thành viên của PVN làm tổng thầu EPC.

Giàn khoan tự nâng 90m nước, với trọng lượng lên tới gần 12 ngàn tấn, chiều dài chân là 145m; hoạt động ở độ sâu tới 90m nước và chiều sâu khoan đến 6,1 km; có thể chịu đựng được sức gió tương đương bão cấp 12, trên cấp 12 và chịu đựng được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

8. Công trình: “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển 2 giống lúa mới OM6976 và OM5451” có năng suất và chất lượng cao phục vụ sản xuất và xuất khẩu

Công trình này đã được thực hiện do nhóm tác giả gồm: Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa, Huỳnh Thị Phương Loan, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của công trình đã tạo ra 2 giống lúa mới OM6976 và OM5451 có giá trị kinh tế cao ý nghĩa khoa học lớn. Kết quả khảo nghiệm quốc gia cho thấy 2 giống lúa mới OM6976 và OM5451 là giống có ưu thế trong vụ Hè Thu cả về năng suất và chất lượng gạo.

Giống lúa OM6976 và OM5451 đã được các Công ty giống tiếp nhận để sản xuất, kinh doanh, cung cấp nguồn giống xác nhận cho nông dân sản xuất lúa thương phẩm. Đồng thời, kết quả khảo nghiệm diện rộng và thực tế sản xuất, năng suất của giống lúa OM6976 và OM5451 bình quân các vụ trong năm đạt 5,9 tấn/ha.

Giá lúa khô bình quân của OM6976 và OM5451 đạt 6.300 đồng/kg do có chất lượng gạo rất được ưa chuộng. Lợi nhuận mới tăng thêm do OM6976 và OM5451 đem lại so với các giống lúa khác trên 1 ha là 2,97 triệu đồng. Với diện tích 1 triệu ha trong một năm, tổng lợi nhuận mới tăng thêm trên toàn bộ diện tích ứng dụng giống lúa OM6976 và OM5451 là 2,97 triệu đồng/ha x 1.000.000 ha = 2.970 (hai nghìn chín trăm bảy mươi tỷ đồng).

9. Chương trình tiêm chủng mở rộng

Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Chính nhờ có chương trình TCMR hàng năm chúng ta đã bảo vệ được cho được hàng triệu trẻ không bị mắc bệnh, không bị chết cũng như các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến, bảo vệ cho hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa. Chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình phòng bệnh mang lại hiệu quả nhất.

Chương trình tiêm chủng mở rộng là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam….

B.Duy- N.Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 1.
Xem thêm
Phiên bản di động