Vấn đề là góc nhìn
Thi sáng tạo hình ảnh “Góc nhìn công dân” | |
Góc nhìn văn hóa |
Theo các chuyên gia mỹ thuật, giống như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng có một truyền thống về nghệ thuật khỏa thân. Điển hình như nắp của chiếc thạp đồng Đào Thịnh (thời kỳ Đông Sơn, cách đây khoảng 2.500 năm) với 4 cặp đôi đang “tình tự” là tác phẩm sớm nhất về đề tài này. Hay ở đình Đông Viên, Hà Tây cũng có một bức phù điêu gần như tượng tròn khắc họa một người đàn ông đang đưa tay lên ngực người phụ nữ.
Đặc biệt, tác phẩm gây ấn tượng với giới nghệ thuật về đề tài này là trên kẻ hiên của đình Phù Lão (xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) chạm trổ cảnh một thiếu nữ cởi trần đang nằm ngủ.Và có lẽ duy nhất ở ngôi đình này có một bức phù điêu khác tả cảnh một đôi nam nữ đang âu yếm nhau.
Các nghệ sĩ của nhóm G39 tham gia triển lãm “N.U.D.E” tại 39A Lý Quốc Sư, Hà Nội. |
Thực tế, đề tài khỏa thân là một loại hình nghệ thuật quen thuộc mà nhiều họa sỹ từng thử sức. Trên thế giới có P. Picasso, H. Matiss, Amedeo Modigliani đến William de Kooning, Lucian Freud, F. Bacon…Bức tranh “Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực” được vẽ năm 1932 của danh họa Picasso được coi như tác phẩm kinh điển của hội họa. Đây là bức tranh ông vẽ về người tình Marie-Thérèse Walter. Năm 2010, tác phẩm đã được bán đấu giá và đạt mức 2.366 tỉ đồng, được coi là bức tranh có giá cao thứ ba trong lịch sử đấu giá các tác phẩm mỹ thuật.
Ở Việt Nam, các họa sỹ bậc thầy Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái đến Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu, Mai Long và các họa sỹ thời nay cũng đều quan tâm đến đề tài này. Tranh khỏa thân thường khắc họa hình ảnh người phụ nữ với những đường nét thanh thoát mà không hề dung tục. Thông qua hình khối, đường cong, tỷ lệ của con người mà các họa sĩ thể hiện của vẻ đẹp thiên nhiên hội tụ đầy đủ trên thân thể con người. Thế nhưng khi nhắc tới đề tài này, vẫn nhiều người còn e dè vì coi đó là đề tài nhạy cảm.
Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, sở dĩ nhiều người vẫn còn khá e ngại, né tránh mỗi khi nhắc tới đề tài này và vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn bởi chính 4 đối tượng: Người làm mẫu (mẫu vẽ, mẫu chụp, diễn viên); nghệ sĩ – tác phẩm; công chúng và người quản lý văn hóa. Trong đó, quan trọng nhất là người nghệ sĩ sáng tác và công chúng nhìn nhận. Với người họa sĩ, khi sáng tác đề tài này, cần có cái tâm trong sáng để truyền tải được tính nghệ thuật, thể hiện được nghệ thuật chứ không phải phô cái khiêu dâm.
Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, sở dĩ nhiều người vẫn còn khá e ngại, né tránh mỗi khi nhắc tới đề tài này và vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn bởi chính 4 đối tượng: Người làm mẫu (mẫu vẽ, mẫu chụp, diễn viên); nghệ sĩ – tác phẩm; công chúng và người quản lý văn hóa. |
Bởi ranh giới giữa nghệ thuật và khiêu dâm rất mong manh. Họa sĩ phải vẽ, sáng tác thế nào để thể hiện được nội dung chứ không miêu tả thô thiển hình dáng, tư thế. Đáng tiếc là không phải nghệ sĩ nào cũng làm được điều này. Đối với công chúng, khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật khỏa thân, người xem nên có một phông văn hóa tốt nếu không sẽ dẫn đến tình trạng một tác phẩm khỏa thân nghệ thuật đẹp nhưng bị nhìn thành dung tục. Cái dâm, cái tục ở một tác phẩm không nằm ở bản thân nó, mà nằm trong chính suy nghĩ, nhận thức của người thưởng thức.
Còn họa sĩ Trần Gia Tùng cho rằng: “Hãy coi đề tài khỏa thân cũng bình đẳng như các đề tài về phong cảnh, tĩnh vật hay chân dung khác. Cái thách thức của đề tài này là làm sao cho ra được vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng mà không dung tục. Nghệ thuật nào thì cũng làm người ta hướng đến những điều cao đẹp, nhưng mỗi loại hình nghệ thuật, mỗi đề tài đều có những đặc thù riêng đòi hỏi phải có cách cảm thụ riêng, cách tiếp cận riêng”.
Thực ra đến nay, xung quanh nghệ thuật khỏa thân, giữa những định kiến và tranh cãi chưa đến hồi kết thì triển lãm “N.U.D.E” của nhóm họa sĩ G39 đang diễn ra tại phòng tranh 39 Lý Quốc Sư như là một cách gợi mở dư luận về đề tài này. Theo họa sỹ Phạm Trần Quân, một trong số họa sĩ có tranh triển lãm, nude chẳng khác nào tấm gương phản ánh tâm hồn. Các nghệ sĩ thông qua nude, là cái đẹp của tạo hóa để vẽ nên bức tranh theo phong cách của mình. Nhưng không phải họa sĩ nào cũng vẽ nude trông trong sáng, thanh cao, vươn được tới cái đẹp của hội họa mà không động đến cái dục. Tranh, tác phẩm là phản ánh người họa sĩ đó. Nếu trong tâm có tà dục thì bức tranh sẽ thể hiện ra sự tà dục.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40