Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ quan điểm không tăng giờ làm thêm
Hà Giang có Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội mới | |
Kiến nghị xử lý nợ thuế tồn đọng trước ngày 1/7/2020 | |
Thảo luận và thông qua nhiều nội dung quan trọng |
Không tăng giờ làm thêm
Sáng 23/10, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) |
Trong đó, về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, theo Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị giữ khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa như hiện hành; có ý kiến tán thành việc mở rộng lên 400 giờ/năm nhưng chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định, trả tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ và khống chế số giờ làm thêm tối đa theo tháng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động ngày càng cao, cần giảm thời giờ làm việc để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động. Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác tối đa sức lao động, hậu quả là người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.
Kế thừa quan điểm của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khóa trước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa dù thực tế người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu.
Dù vậy, Chính phủ vẫn mong muốn tiếp tục trình Quốc hội phương án tăng thời giờ làm thêm như đã trình tại kỳ họp thứ 7 để Quốc hội tiếp tục thảo luận. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo đề xuất 02 phương án để Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Phương án 1: Quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng cần ghi rõ nâng thời giờ làm thêm theo tháng là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ, bảo vệ được quyền lợi, sức khỏe của người lao động.
Phương án 2: Nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ/năm theo đề xuất của Chính phủ. Quy định theo phương án này không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, nhưng Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động và bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.
Nhiều đại biểu nhất trí không mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ
Về mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ, đại biểu Nguyễn Thị Xuân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, cho biết, theo quy định hiện hành, thời giờ lao động bình thường của người lao động Việt Nam đang ở mức cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Số giờ làm việc hiện nay của người lao động nước ta là 48 giờ/tuần, cộng thêm với thời giờ làm thêm được phép tối đa theo quy định hiện hành là 300 giờ/ năm, thì tổng quỹ thời gian làm việc của người lao động lên đến 2620 giờ/năm, trong khi ở Trung Quốc là 2288 giờ/năm và ở Hàn Quốc là 2246 giờ/năm.
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân - Đoàn đại biểu Quốc hội Đắk Lắk |
Trong khi xu hướng giảm giờ làm đang là xu hướng chung của các nước trên thế giới, trên cơ sở đầu tư phát triển phương thức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, bảo đảm tăng năng xuất lao động nhưng cũng duy trì sức khỏe bảo đảm khả năng lao động của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có thời gian chăm sóc gia đình, tham gia các hoạt động văn hóa.
Cho rằng Việt Nam cần tiệm cận với xu hướng này, đại biểu Nguyễn Thị Xuân cho rằng việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, giám sát và chế tài còn hạn chế sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng tăng thời giờ làm thêm để khai thác sức lao động quá mức. Đại biểu bày tỏ nhất trí với phương án là không mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa so với quy định hiện hành và cần bổ sung các chế tài đủ mạnh để xử lý các tổ chức doanh nghiệp vi phạm các quy định của Bộ luật Lao động.
Trong khi đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, đề nghị giữ nguyên quy định về thời giờ làm việc bình thường. Đại biểu cho rằng nếu rút ngắn hơn nữa thời gian lao động bình thường sẽ làm suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, khó đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, việc giảm giờ làm trong điều kiện hiện nay không mang lại lợi ích cho người lao động, chi phí của doanh nghiệp tăng lên, giảm cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc thu hẹp sản xuất thì ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.
Phát biểu tranh luận với ý kiến của đại biểu Vũ Tiến Lộc, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết qua lấy ý kiến của công nhân thì người công nhân không muốn làm thêm giờ mặc dù thực tế họ cần làm thêm giờ vì tiền lương, thu nhập của người công nhân không đủ để trang trải cuộc sống, nhu cầu tối thiểu.
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm không tránh khỏi xúc động khi nói về thực tế cuộc sống của người công nhân, nhìn vào tâm thế của người công nhân khi đi làm và những đứa con của những người công nhân phải xa cha mẹ, phải gửi ông bà trông giữ.
Đại biểu cho rằng vai trò của Quốc hội là làm chính sách để người lao động có thu nhập đủ sống, có thời giờ học tập, nâng cao tay nghề, có thời giờ giải trí, chăm sóc bản thân, gia đình và quan hệ xã hội – những quyền con người được Hiến pháp quy định.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế không nên dựa vào chủ yếu là sức lao động của người lao động mà còn là năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc.
Đại biểu Phùng Thị Thường cũng bày tỏ không nên đặt gánh nặng tăng trưởng lên vai người lao động. Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm đến người lao động là những đối tượng yếu thế bằng các chính sách thiết thực, kiến nghị giảm giờ làm bình thường và thêm ngày nghỉ trong năm cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55