Thảo luận và thông qua nhiều nội dung quan trọng
Chính phủ đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2020 | |
Những dự án luật, nghị quyết quan trọng nào dự kiến sẽ thông qua? | |
Quốc hội sẽ sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong các hoạt động |
Toàn cảnh Kỳ họp (ảnh QK) |
Xem xét và quyết định nhiều nội dung quan trọng
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đây là kỳ họp cuối năm, chương trình nghị sự của kỳ họp này gồm nhiều nội dung quan trọng. Theo đó, Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020; đồng thời, xem xét, quyết định Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.
Năm 2020 cũng là năm cuối, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 5 năm 2016-2020. Do đó, trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện về những kết quả đạt được, thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại, Quốc hội sẽ nghiên cứu, phân tích, thảo luận kỹ lưỡng nhằm đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp có căn cứ, cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình thế giới và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, tiếp tục chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ Quốc gia; giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nước; góp phần tích cực xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực; nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 04 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 09 dự án luật khác nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013, góp phần bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; củng cố quy định về kỷ cương, kỷ luật hành chính; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước.
Bên cạnh đó, Quốc hội nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình Biển Đông. Quốc hội cũng sẽ xem xét phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia; Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia, tạo khung pháp lý quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh biên giới; đóng góp cho quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác phát triển giữa Việt Nam - Campuchia.
Không nhân nhượng những gì thuộc về độc lập, chủ quyền
Cũng trong sáng 21/10, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2019 và kế hoạch 2020. Khái quát tình hình 2019, người đứng đầu Chính phủ cho biết, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đã triển khai quyết liệt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều sai phạm, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.
Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc (ảnh Nhà giàn DK1) |
Liên quan đến tình hình Biển Đông, Thủ tướng nhấn mạnh, tình hình biển Đông gần đây diễn biến phức tạp. Trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước.
Chủ trương đúng đắn, lập trường chính nghĩa và các nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nhận được sự đồng tình, chung sức của nhân dân cả nước và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Theo nhận định của Thủ tướng, năm 2020 tình hình biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, trong mục tiêu tổng quát của năm sau, Chính phủ khẳng định: Giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sẽ điều chỉnh tăng lương
Dự kiến từ ngày 1/7/2020 sẽ tăng lương tối thiểu lên 1,6 triệu đồng/tháng (ảnh LĐTĐ) |
Liên quan đến vấn đề ngân sách, chiều 21/10, báo cáo trước Quốc hội Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết năm 2020 sẽ dành 61.500 tỷ để cải cách tiền lương.Từ 1/7/2020 điều chỉnh luơng cơ sở lên 1,6 triệu/tháng, lương hưu tăng tương ứng. Nếu mức tăng lương như trên được Quốc hội chấp thuận thì lương cơ sở năm 2020 sẽ cao hơn mức lương cơ sở hiện tại 110.000 đồng/tháng (hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng).
Dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2020 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42% |
Thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, một số ý kiến cho rằng, cần cân nhắc việc tăng lương vì có thể làm cho chi ngân sách mang tính chất chi tiêu dùng nhiều hơn cho chi đầu tư phát triển khi sẽ phải dùng 50% nguồn tăng thu so với dự toán của ngân sách địa phương và 40% tăng thu của ngân sách Trung ương (dự kiến từ năm 2021 hằng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách trung ương) cho cải cách tiền lương.
Để thực hiện tốt việc tăng lương cơ sở trong năm 2020, cơ quan thẩm tra đề nghị các ngành, các cấp cần tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí bằng các hoạt động thực chất, hiệu quả hơn nhằm tăng nguồn lực cho chi đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển. Chính phủ cần thực hiện các bước đi phù hợp, xác định vị trí việc làm, tính chất phức tạp của nghề nghiệp… để chuẩn bị tiến hành cải cách tiền lương từ năm 2021 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương Đảng.
Đối với các khoản phụ cấp và thu nhập có tính chất lương, Uỷ ban thẩm tra cho rằng cần được rà soát theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động. Có ý kiến đề nghị tăng phụ cấp công vụ vì từ năm 2012 đến nay vẫn giữ nguyên là 25%. Cũng có ý kiến đề nghị quan tâm hơn đến việc tăng lương cho các đối tượng hưởng lương hưu trước năm 1993 vì mức thu nhập khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội.
Tuấn Minh- H. Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31