Ưu tiên xuất khẩu lao động với chi phí thấp
Ưu tiên hỗ trợ việc làm cho lao động 4 tỉnh miền Trung | |
Bimexco - Địa chỉ tin cậy cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài |
Để đảm bảo sinh kế cho người dân, Bộ LĐTBXH đang xây dựng các phương án ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, tiên với chi phí thấp nhất.
Ưu tiên XKLĐ sang các thị trường do Bộ triển khai
Ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - cho biết, hiện Bộ đang xây dựng “Đề án về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho người dân vùng bị ảnh hưởng môi trường”, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đào tạo, đưa LĐ đi thực tập điều dưỡng viên tại Nhật Bản và Đức là một trong những giải pháp Bộ LĐTBXH tính tới. |
Theo đó, người LĐ tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế sẽ được hưởng ưu đãi hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm trong nước và ưu tiên đưa đi XKLĐ tại một số thị trường.
Cũng theo ông Diệp, hiện có một số thị trường do Bộ LĐTBXH đang trực tiếp triển khai với mức chi phí thấp, Bộ sẽ xem xét ưu tiên hỗ trợ cho LĐ có nguyện vọng và đảm bảo yêu cầu tại 4 tỉnh miền Trung.
“Đề án hỗ trợ người dân miền Trung do Bộ LĐTBXH triển khai không phải chỉ kéo dài trong 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm, mà chừng nào môi trường biển trở lại trong sạch, chừng nào người dân sống được với nguồn lợi từ biển, thì lúc đó đề án hỗ trợ mới có thể được coi là kết thúc” - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp khẳng định. |
Đó là chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS vừa được Bộ LĐTBXH nối lại với Hàn Quốc vào tháng 5. Đặc biệt, với những huyện có tỉ lệ LĐ cư trú bất hợp pháp cao, trước mắt, Bộ có thể xem xét dỡ bỏ lệnh hạn chế LĐ tại những huyện này.
Với chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo thỏa thuận giữa Bộ LĐTBXH và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IMM Japan) với chi phí rất thấp, mức lương làm việc tại Nhật Bản từ 800-1.000USD/người/tháng, cũng sẽ được Bộ xem xét ưu tiên cho LĐ tại khu vực này.
Ngoài ra, Bộ LĐTBXH cũng sẽ xem xét để hỗ trợ người dân các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng tham gia chương trình đưa điều dưỡng viên đi Nhật Bản và CHLB Đức. Chương trình sẽ đào tạo miễn phí cho những LĐ có bằng cử nhân, cao đẳng điều dưỡng.
Ông Doãn Mậu Diệp cũng cho biết, ngoài các chương trình do Bộ thực hiện, còn có rất nhiều chương trình do các doanh nghiệp XKLĐ triển khai, như chương trình thuyền viên tàu cá gần bờ tại Hàn Quốc, Đài Loan.
“Bộ sẽ yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước mời các doanh nghiệp có uy tín, triển khai chương trình tốt, để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng theo hướng trước mắt, LĐ các tỉnh miền Trung có thể sinh kế bằng nghề của mình, nhưng ở các vùng biển khác, đến khi vùng biển Việt Nam an toàn, người dân có thể quay trở lại” - ông Diệp khẳng định.
Ông Diệp cũng cho biết, giải pháp mới là theo Thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan, từ 1.7.2016, Thái Lan sẽ chính thức tiếp nhận LĐ Việt Nam, trước hết là 2 nghề đánh bắt gần bờ và xây dựng.
Nếu LĐ 4 tỉnh miền Trung có nhu cầu, Bộ LĐTBXH sẽ giao cho cơ quan chức năng hỗ trợ bởi lợi thế của thị trường Thái Lan là gần với các địa phương nói trên và chi phí thấp. Bộ LĐTBXH sẽ chỉ đạo 6 doanh nghiệp thí điểm và 4 trung tâm dịch vụ việc làm giảm chi phí thấp nhất chi phí cho LĐ có nhu cầu.
Sẽ hỗ trợ đến khi người dân “sống” được từ biển
Về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐ có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, lãnh đạo Bộ LĐTBXH cho biết, Bộ sẽ có khảo sát cụ thể, trình Chính phủ những LĐ nào thuộc hộ nghèo cho phép áp dụng cơ chế hỗ trợ của Quyết định số 71/2009, như:
Miễn phí đào tạo giáo dục định hướng, ngoại ngữ, hỗ trợ ăn ở, đi lại trong quá trình học; hỗ trợ xử lý những rủi ro… Với những LĐ khác, không thuộc dạng nghèo, thì áp dụng theo dạng chính sách đối với người dân bị thu hồi đất của Nghị định 61/2015.
Chia sẻ về nguồn kinh phí chi cho đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho LĐ 4 tỉnh miền Trung, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết: Kinh phí sẽ được lấy từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của Chính phủ dành cho đào tạo nghề, việc giới thiệu việc làm, từ nguồn chính sách hỗ trợ XKLĐ đối với hộ nghèo, bị thu hồi đất, chương trình mục tiêu Quốc gia…
“Đề án hỗ trợ người dân miền Trung do Bộ LĐTBXH triển khai không phải chỉ kéo dài trong 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm, mà chừng nào môi trường biển trở lại trong sạch, chừng nào người dân sống được với nguồn lợi từ biển, thì lúc đó đề án hỗ trợ mới có thể được coi là kết thúc” - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp khẳng định.
Lan Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Hoạt động 05/11/2024 09:14
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Hoạt động 05/11/2024 09:07
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Hoạt động 05/11/2024 06:38
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20