Tự hào người Hà Nội thanh lịch
Kỳ 2: Hà Nội - Kiến trúc đô thị đặc biệt | |
Kỳ 1: Lịch sử hơn nghìn năm Thăng Long - Hà Nội |
Người dân thân thiện, hiếu khách
Ngày 16/7/1999, tại Thủ đô La Paz (Bolivia), Hà Nội là thành phố duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Đó là sự ghi nhận, đánh giá cao những giá trị truyền thống lịch sử - văn hóa, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, cũng như khát vọng vì hòa bình của người dân Thủ đô Hà Nội.
Mỗi du khách nước ngoài đặt chân đến Hà Nội khi trở về đều có một ấn tượng riêng, song có một ấn tượng chung mà bất cứ du khách nào cũng dễ dàng nhận ra đó là sự thân thiện, nhiệt tình và mến khách của người Hà Nội. Sébastien Angulo đến từ Pháp và Anh đã có hơn 8 năm sinh sống, làm việc tại Hà Nội. Khi được hỏi cảm nhận khi sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Sébastien Angulo cho biết: “Tôi thích cách người dân Thủ đô Hà Nội cư xử rất dễ gần, thân thiện cảm giác như ở nhà.
Không giống với những Thủ đô mà tôi đã từng ở trước đó. Và tất nhiên, điều đó ảnh hưởng đến môi trường làm việc như thế nào. Vì thế tôi đã chọn Hà Nội là nơi gắn bó lâu dài để làm việc, nó khiến tôi cảm giác giống như một gia đình lớn”. Vì yêu mảnh đất này nên anh Sébastien Angulo đã lấy vợ người Việt và sinh được một cậu con trai rất kháu khỉnh.
Tương tự, anh Zehan, một nhà đầu tư kinh doanh người Singapore đã làm việc tại Hà Nội hơn 10 năm cho hay: “Tôi đến sống và làm việc tại Hà Nội hoàn toàn tình cờ. Một người bạn của tôi đến từ Hà Nội và là người học cùng tôi ở Singapore đã rủ tôi kinh doanh tại đây. Cả hai chúng tôi đều nghĩ rằng vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển và nhiều kiến thức chúng tôi có được ở các nền kinh tế phát triển hơn có thể được áp dụng ở đây. Tôi nghĩ người Hà Nội là những người rất có đầu óc kinh doanh với tinh thần khởi nghiệp cao. Với ý thức mạnh mẽ hơn về chiến lược và mục đích, người dân nơi đây sẽ có thể đạt được sự phát triển kinh tế lớn hơn. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng môi trường làm việc ở Hà Nội rất thân thiện, an toàn, con người rất cởi mở, hiếu khách”.
Lịch sử - văn hoá nghìn năm văn hiến của người Hà Nội từ lâu đã trở thành nét thu hút rất riêng của Thủ đô. Giữa một Hà Nội ồn ào phố thị, vẫn thấp thoáng đâu đó những ngõ phố bình yên, bao ngôi nhà xưa cũ cùng những di tích nhuốm màu lịch sử. Hà Nội mang trong mình vẻ đẹp bình dị xen lẫn nét năng động, hiện đại. Nơi đây, vẫn lưu giữ những nét son của một thời xa xưa. Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long nhấn mạnh: “Thành phố Hà Nội được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hòa bình” là tài sản vô cùng quý giá mà người Thăng Long - Hà Nội và cả dân tộc Việt Nam gìn giữ từ đời này sang đời khác mà có được. Tài sản quý báu đó phải được phát huy cao độ trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước hôm nay. Chúng ta không có bất kỳ lý do nào cho sự lãng quên, phai nhạt giá trị truyền thống quý báu đó.”
Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
Trải qua 2 thập kỷ từ khi được trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, Thủ đô Hà Nội không những phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, mà còn trở thành một trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu. Hiện Hà Nội có quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 thủ đô và thành phố trên khắp thế giới, tham gia với trách nhiệm cao tại nhiều diễn đàn quốc tế quan trọng như: Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)...
Một lần nữa Hà Nội đã khẳng định được danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” khi tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai, tháng 2/2019. Những nỗ lực của Hà Nội đã ghi dấu vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô Việt Nam trên trường quốc tế.
Hai mươi năm - một chặng đường, Hà Nội đang nỗ lực chuyển mình, không chỉ là thành phố năng động sau chiến tranh, mà còn tạo dựng được môi trường sống yên bình, cởi mở, phát triển. Để tiếp tục giữ vững và khẳng định vị thế “Thành phố hòa bình và phát triển”, Hà Nội cũng đang hướng tới xây dựng thành phố thông minh, giữ được tốc độ phát triển toàn diện, bền vững. Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ thông tin; chủ động tham gia và nắm bắt cơ hội thành quả của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế; phát triển Hà Nội thành trung tâm khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo - Thành phố thông minh.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận, xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước. Đây là yêu cầu, nhiệm vụ vừa mang tính cơ bản, lâu dài, đồng thời là vấn đề cấp bách, trước mắt, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội của Thủ đô, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.
Với tinh thần như thế, ý nghĩa của việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh có ý nghĩa rất to lớn, có tính lâu dài, có tính chiến lược, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước. TS Nguyễn Viết Chức cho rằng: Chúng ta, những công dân Thủ đô cần giữ gìn truyền thống người Tràng An thanh lịch và phát huy nó trong cuộc sống hiện đại. Bất kỳ ai sinh sống, làm việc, học tập ở thủ đô Hà Nội đều cần vận dụng 2 Bộ quy tắc ứng xử do Thành phố ban hành để ứng xử sao cho văn minh lịch sự, xứng đáng với truyền thống của Thủ đô yêu dấu, thể hiện lòng yêu mến Hà Nội bằng hành động giữ gìn những nét đẹp văn hoá trong ứng xử, giao tiếp như xếp hàng trật tự, nói một lời hay, một cử chỉ giúp đỡ, hay không khạc nhổ vứt rác bừa bãi...
Đặc biệt là những bạn thanh niên, những người trẻ tuổi năng động, nhiệt huyết, phóng khoáng nhưng không vì thế mà cho phép mình buông thả trong ứng xử, trong ăn mặc cũng như phát ngôn. Các bạn trẻ hãy biết tự rèn luyện bản thân, vận dụng Bộ quy tắc để căn chỉnh văn hoá ứng xử của mình. Đây không phải là những giáo điều cổ hủ, lỗi thời mà ngược lại là yêu cầu của cuộc sống hiện đại.
Người Thủ đô tuy không phải gánh một trách nhiệm cụ thể được ai đó giao, nhưng phải tự biết gắn cho mình trách nhiệm là con người đại diện cho đất nước Việt Nam, giữ vững được truyền thống tốt đẹp và tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, của thời đại. Đối với người lao động, đó là mỗi người nên biết tôn trọng sức lao động của người khác thông qua ứng xử của mình. Những người vứt rác bừa bãi, tức là không biết trân trọng, không biết chia sẻ nỗi khó khăn, vất vả của những công nhân, những người làm vệ sinh môi trường. Cũng nên nhớ rằng cần giữ gìn cảnh quang, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội tốt đẹp cũng chính là giữ gìn sức khoẻ của mình để lao động tốt hơn.
Về phía chính quyền, theo TS Nguyễn Viết Chức, các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân về văn hoá ứng xử. Với bộ quy tắc rất dài, rất nhiều các tình huống cụ thể để có thể áp dụng thành thói quen cần có sự luyện tập, rèn luyện thường xuyên, không thể một sớm một chiều. Muốn vậy các cơ quan chức năng cần kiểm tra sát sao, thậm chí là đi thực tế thường xuyên, tại các bến xe, các công viên, hay ngay trong ngày lễ, Tết... để kiểm tra, đánh giá, thậm chí nhắc nhở công khai tại chỗ.
Để làm được việc đó cần phải có sự phối hợp liên ngành văn hoá – công an – môi trường, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Liên đoàn Lao động... cùng các cấp từ quận huyện – phường xã chung tay vào cuộc. Khi Bộ quy tắc đã trở thành chuẩn mực ứng xử trong xã hội, bản thân mỗi người làm điều gì đó sai sẽ trở nên bất bình thường, mỗi hành vi xấu sẽ bị cả cộng đồng lên án, khi đó Bộ quy tắc mới thực sự đi vào cuộc sống. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần lưu ý lắp đặt thêm nhiều thùng rác công cộng, nhà vệ sinh công cộng để tiện cho người dân bỏ rác đúng quy định, đi vệ sinh đúng chỗ... Nói khái quát là phải tạo điều kiện thuận lợi nhất, cả về vật chất và tinh thần để người dân thực hiện Bộ quy tắc ứng xử, xây dựng người Hà Nội văn minh, thân thiện.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37