Trước hết phải bảo vệ quyền lợi người lao động?
Môi trường làm việc là yếu tố người lao động quan tâm nhất | |
Nhiều khoản chế độ và phúc lợi không tính đóng BHXH bắt buộc |
Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động ở những địa phương có chủ doanh nghiệp bỏ trốn, người lao động bị mất việc làm, không có lương, thưởng trước Tết, các cấp công đoàn đã vào cuộc, nắm bắt kịp thời và có những hỗ trợ thiết thực.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 28 khóa XI diễn ra ngày 20/3 tại Hà Nội. Ảnh: Q.Chi |
Tại tỉnh Đồng Nai, ngày 8/2/2018 Tổng Giám đốc Công ty TNHH KL Texwell Vina đã bỏ trốn về nước, chưa thanh toán lương tháng 1/2018 cho 1.928 lao động với số tiền 13.667.609.592 đồng và còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động 17.556.407.365 đồng (từ tháng 8/2017).
Ngay sau khi sự việc xảy ra, ngày 9/2/2018 LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã có Văn bản số 2150/LĐLĐ gửi Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc báo cáo và đề xuất hỗ trợ kinh phí cho công nhân lao động (CNLĐ) do Tổng Giám đốc Hàn Quốc bỏ trốn về nước; đồng thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Văn bản số 62/BC-LĐTBXH gửi UBND tỉnh Đồng Nai về tình hình hoạt động của Công ty TNHH KL Texwell Vina.
Ngày 20/3, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 28 (khóa XI) đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tại kỳ họp lần này, 18 nội dung được thảo luận, cho ý kiến, trong đó có 7 nội dung được Đoàn Chủ tịch nghiên cứu, cho ý kiến thống nhất trực tiếp qua văn bản, gồm: Đề án phát động phong trào nói không với tiêu cực trong cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án tổ chức diễn đàn người lao động Việt Nam lần thứ I năm 2018; Báo cáo tổng kết Chương trình “Phát triển đoàn viên công đoàn giai đoạn 2013-2018”; Báo cáo tổng kết Chương trình “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn”; Báo cáo tổng kết Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể”; Báo cáo tình hình tổ chức các hoạt động chăm lo đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; Đề cương Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XI. Tại hội nghị lần này, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ thảo luận xem xét quyết định 11 nội dung, gồm: Dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XI trình tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam (lần 10); Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2017, trọng tâm phối hợp công tác năm 2018... |
Đến ngày 12/2/2018, đã có 1.916 CNLĐ công ty được các ngành chức năng của tỉnh hỗ trợ tiền tạm ứng lương tháng 1/2018 và tiền Tết, trong đó: UBND tỉnh Đồng Nai đã ứng 50% tiền lương tháng 1/2018 với số tiền là 6.662.000.000 đồng; Tổng LĐLĐ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ 500.000.000 đồng từ nguồn vận động hỗ trợ đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, đồng thời giao LĐLĐ tỉnh trích từ nguồn tài chính công đoàn 500.000.000 đồng để hỗ trợ mỗi CNLĐ 500.000 đồng; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai hỗ trợ 100.000 đồng/CNLĐ với tổng số tiền là 191.600.000 đồng.
Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cũng làm việc với nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn để có giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã liên hệ với LĐLĐ tỉnh Đồng Nai xin nhận CNLĐ vào làm việc sau dịp nghỉ Tết.
“Với sự vào cuộc của các cấp công đoàn, cùng với chính quyền, các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thì người lao động tại các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn đã được quan tâm, chăm lo kịp thời để thực hiện đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 16-CT/TW là không để ai không có Tết”, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn, đồng nghĩa với việc CNLĐ tại doanh nghiệp đó bị mất việc làm, bị nợ lương, nợ đóng bảo hiểm xã hội... Thảo luận về vấn đề này, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 28 khóa XI diễn ra ngày 20/3 tại Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng cần xác định rõ thế nào là chủ doanh nghiệp bỏ trốn.
Từ thực trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn trên địa bàn, bà Trần Kim Yến – Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến, hiện thủ tục để xác định thế nào chủ doanh nghiệp bỏ trốn còn khá nhiêu khê. Hiện, tiêu chí như thế nào là chủ doanh nghiệp bỏ trốn vẫn chưa có quy định cụ thể, nên khi xem xét, giải quyết các chế độ cho CNLĐ còn gặp nhiều khó khăn.
Theo đó, nhiều đại biểu kiến nghị, cần sớm ban hành tiêu chí xác định doanh nghiệp có chủ bỏ trốn để làm cơ sở cho người lao động hoặc tổ chức Công đoàn khởi kiện ra tòa án yêu cầu phá sản doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho CNLĐ khi doanh nghiệp phá sản. Bà Yến cho biết, để đảm bảo quyền lợi cho CNLĐ tại những doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, thời gian qua, tổ chức Công đoàn Thành phố không chỉ đóng tiền bảo hiểm xã hội cho CNLĐ mà còn phải nộp cả phần lãi do doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải, trong các vấn đề cần giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi cho CNLĐ tại các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, vấn đề giải quyết tài sản của doanh nghiệp hiện còn rất nhiêu khê.
Vì vậy, đồng chí Trần Thanh Hải cho rằng Tổng LĐLĐ Việt Nam cần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật giải quyết tổng thể thực trạng này; kiến nghị khôi phục Quyết định 30/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đối với người lao động bị mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế.
Trước đó, năm 2009, khi hiện tượng chủ doanh nghiệp bỏ trốn rộ lên, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đối với người lao động bị mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Theo Quyết định này, chính quyền địa phương ứng ngân sách trả lương cho CNLĐ có chủ doanh nghiệp bỏ trốn trong năm 2009.
Đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường cho rằng cần có chế tài hạn chế tình trạng doanh nghiệp có chủ bỏ trốn đang nở rộ thời gian gần đây; đồng thời Chủ tịch Bùi Văn Cường cũng khẳng định tổ chức Công đoàn sẽ có những kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo các chế độ cho người lao động trong trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn.
Q.Chi- B.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50