Trịnh Công Sơn: Nghe để ngẫm cuộc đời

Ngày 1.4.2016 là vừa tròn 15 năm nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh vĩnh biệt dương gian. Thế nhưng tên tuổi và những ca khúc của ông vẫn sống mãi trong lòng khán giả Việt yêu dòng nhạc trữ tình lãng mạn. 
Hồng Nhung lần đầu đứng chung sân khấu với Khánh Ly
Triển lãm “Khói trời mênh mông”
14 năm nhớ Trịnh Công Sơn' thu hút hàng ngàn người Thủ đô
14 năm nhớ Trịnh Công Sơn
Công bố giấy xác nhận Trịnh Công Sơn cho phép Khánh Ly sử dụng nhạc phẩm của ông

Thông điệp từ hơn 600 bản tình ca

Trước khi rời cõi tạm, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời hơn 600 bản tình ca với nhiều thể loại khác nhau, nhưng chủ yếu là dòng nhạc nhẹ trữ tình lãng mạn. Có thể nói, hầu như những ca khúc do ông sáng tác đều xoáy sâu vào thân phận con người. Khi cất lên lời ca, người ta tìm thấy bóng dáng của cuộc đời mình trong đó. Chỉ cần cất lên ca đầu tiên thôi cũng cảm nhận được ông viết từ gan ruột, hay nói đúng hơn là viết từ triết lý vốn sống từ tâm hồn nhạc sĩ. “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ để một mai tôi vươn hình hài lớn dậy/ ôi cát bụi tuyệt vời/ mặt trời soi một chốn kiếp chơi” (Cát bụi)

Trịnh Công Sơn: Nghe để ngẫm cuộc đời
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Có những bài ca với tiết tấu rộn ràng sôi động, nhưng nó như một lời hiệu triệu mời gọi tha thiết cộng đồng, không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo, nam nữ, giàu nghèo, hãy nắm tay nhau xây dựng đất nước phồn thịnh, hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc. “Rừng núi giang tay nối lại biển xa/ ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà/ mặt đất bao la/ anh em ta về/ gặp nhau mừng như bão táp, quay cuồng trời rộng/ bàn tay ta nắm quay tròn một vòng Việt Nam”.

Sự tài hoa của nhạc sĩ họ Trịnh không chỉ thể hiện ở độ sắc sảo của ca từ, mà thể hiện ở tính cộng đồng rộng rãi. Bằng tài năng âm nhạc, ông đã lôi cuốn cả cộng đồng siết chặt tay vì quyền sống con người bằng những ca từ luôn nóng hổi và không bao giờ phôi phai theo dòng chảy thời gian. “Dòng máu nối con tim đồng loại/ dù tình người trong ngày mới/ thành phố nối phương xa vời vợi”. Có những bài ca đưa vào danh sách “những bài ca bất tử”.

Đỉnh cao của những bài ca ấy là ca khúc Diễm xưa. Hầu hết thế hệ người Việt sinh trong thời chiến, không ai là không thuộc ca khúc này. Thế hệ sinh sau ngày giải phóng đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước cũng nhiều người thích ca khúc Diễm xưa. Mỗi khi lời ca cất lên, một cảm giác buồn man mác trong lòng nhớ về kỷ niệm một thời phiêu lãng, hoặc nhớ về mối tình đẹp đã đi qua trong đời. Nhưng đó chưa phải là điểm mấu chốt của bài hát, mà chính là thông điệp “sống chậm”, mặc dù những ca từ không hề có chữ “sống chậm”. Đó chính là nét độc đáo của nhạc Trịnh không hòa lẫn với nhạc sĩ khác. “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ/ Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao/Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ/ Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu”.

Để lại cho đời hơn 600 bản nhạc Việt với nhiều thể loại khác nhau - đó là một công trình âm nhạc đồ sộ của một nhạc sĩ tài danh, nhưng điều làm cho các thế hệ người Việt nhớ mãi về ông là “linh hồn” trong mỗi ca khúc. Nhạc sĩ Hoàng Lương ở Vũng Tàu nhận xét: “Mỗi lần hát nhạc Trịnh, mình như tìm thấy mình trong đó. Nghe nhạc Trịnh khiến người ta sống chậm lại, nhân ái hơn, ngẫm nghĩ việc mình làm để sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn. Đó là trục thông điệp mà không một nhạc sĩ nào làm được. Chính vì thế trong những quán cà phê, người ta vẫn nghe nhạc Trịnh. Nghe để ngẫm về cuộc đời”.

Đồng điệu thơ và nhạc

Khi Trịnh Công Sơn qua đời, có nhiều cuộc hội thảo về thơ và nhạc của ông. Người ta tổng kết rằng, 40 năm cầm bút sáng tác của ông là sự giao cảm giữa âm thanh và ngôn ngữ. Cuộn gói tất cả trong tâm hồn ông là thân phận của mỗi con người, mỗi cuộc đời với đầy ắp sự trải nghiệm. Ở góc cạnh riêng tư, ông có thể chạm đến ngõ ngách sâu nhất của trái tim đa cảm. “Nắng có hồng bằng đôi môi em/Mưa có buồn bằng đôi mắt em/Tóc em từng sợi nhỏ/Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh” (Như cánh vạc bay). Ở góc độ tập thể, ông có thể hiệu triệu được những con tim khối óc trên mội miền Tổ quốc.

Ngày còn sống, giới nhạc sĩ còn biết Trịnh với tư cách là một nhà thơ tình lãng mạn. Ông sáng tác hàng trăm bài thơ, trong đó có cả những bài thơ viết còn dở trước khi nhắm mắt. Ông có lối viết “độc lạ” thể hiện sự linh hoạt của thể thơ tự do. Trong bài thơ “Như cánh vạc bay” có đoạn: “Gió sẽ mừng vì tóc em bay/Cho mây hờn ngủ quên trên vai/Vai em gầy guộc nhỏ/Như cánh vạc về chốn xa xôi”. Đây là thể thơ ngắt quãng theo kiểu “7 xen 5 chữ, 5 xen 7 chữ”. Chính sự độc đáo đó đã tạo tiền đề để ra đời một khúc ca hoàn chỉnh, được nhiều người mến mộ.

Trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ họ Trịnh, có những bài hát chỉ nghe đã khóc. Đó là những bài hát được đánh giá trên cả tài năng đúng như tên của bài hát “Huyền thoại mẹ”. “Đêm chong đèn ngồi nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa, mẹ về đứng dưới mưa/ che từng căn hầm nhỏ/ ngăn từng bước chân thù/ mẹ là gió uốn quanh/ che đời con phiền muộn/ mẹ chìm dưới gian nan”

Người dân Thủ đô thầm cảm ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mình hiểu hơn về mảnh đất văn hiến ngàn năm. Để rồi mỗi lần người Hà Nội đi xa vẫn không bao giờ quên nơi chôn nhau cắt rốn. Chỉ cần hát câu đầu tiên thôi người ta cũng hiểu đó là Hà Nội với mùa thu vàng lãng mạn, với con người lịch lãm kiêu sa, với những nét đẹp cổ kính: “Hà Nội mùa thu/Cây cơm nguội vàng/Cây bàng lá đỏ/Nằm kề bên nhau/Phố xưa nhà cổ/Mái ngói thâm nâu…”(Nhớ mùa thu Hà Nội).

Trong cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn, những “bóng hoa” đi qua cuộc đời ông cũng lãng mạn như giai điệu bài hát. Và đó chính là chất xúc tác, là sự chắp cánh để ông thăng hoa thành những bài ca để đời. Thế gian sẽ không bao giờ quên ông. Thế hệ văn nghệ sĩ cả nước sẽ nhớ mãi ông. Những ca khúc mà ông để lại sẽ vang mãi trong lòng khán giả và sẽ lưu truyền mãi mãi cho thế hệ mai sau.

Mai Thắng

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động