Trải lòng sinh viên làm việc theo giờ

Nếu như trước kia sinh viên chọn những công việc như chạy bàn, gia sư, bán hàng… là nghề kiếm thêm thu nhập thì giờ đây, nghề mà sinh viên ưa chuộng lại là nghề giúp việc theo giờ. Không những thế, nhu cầu lựa chọn sinh viên giúp việc theo giờ nhiều hơn là đối tượng giúp việc truyền thống.
trai long sinh vien lam viec theo gio Cơ hội lớn, rủi ro cao
trai long sinh vien lam viec theo gio Sinh viên làm thêm: Lợi bất cập hại

Hơn 80% sinh viên giúp việc theo giờ

Qua trao đổi với một số trung tâm (TT), câu lạc bộ (CLB) giúp việc theo giờ, các TT cho biết hơn 80% nhân lực ở đây là sinh viên, và thời gian gần đây, sinh viên tìm đến các TT này nhiều hơn với mong muốn tìm việc. Trao đổi với bạn Thu Trang (quản lý CLB giúp việc sinh viên uy tín theo giờ Hà Nội) cho biết: “Chỗ mình không phải là 1 TT, mình thích gọi nó là 1 CLB, nơi tập hợp những bạn sinh viên có nhu cầu kiếm thêm thu nhập bằng công việc giúp việc gia đình. Với CLB của mình, hơn 80% là sinh viên, chỉ có số ít còn lại là các cô được bạn sinh viên nào đó mình từng quen đăng ký hộ”.

trai long sinh vien lam viec theo gio
Sinh viên giúp việc theo giờ ngày càng “hot”.

Với hình thức làm việc qua các TT, CLB giới thiệu việc làm theo giờ, sinh viên thường không phải trả phí hoặc trả phí rất ít. Như Thu Trang chia sẻ: “Bên mình sẽ không thu phí của gia đình mà thu phí của sinh viên, thông thường là 50.000 - 200.000 đồng/ công việc để tránh tình trạng các bạn bỏ ngang công việc, hoặc tự ý bỏ sau khi nhận lương. Đây cũng là mức phí rất rẻ so với lương của các bạn, đồng thời các bạn tìm được công việc ổn định, an toàn”.

Công việc thường là dọn dẹp, nấu ăn tại các gia đình, đôi khi là ở một số văn phòng, cửa hàng…So với những công việc làm thêm khác, nhiều sinh viên đánh giá giúp việc là nghề nhẹ nhàng nhưng thu nhập lại tương đối cao. Thông thường, các bạn chỉ cần làm từ 2 - 4 giờ/ngày, có thể làm một số ngày cố định hoặc làm cả tuần. Với thời gian làm việc như vậy, sinh viên có thể chủ động lựa chọn và ít ảnh hưởng tới việc học. Lương làm giúp việc cũng cao hơn nhiều so với những nghề làm thêm khác. Lương tính theo giờ khoảng 25.000 – 40.000 đồng/giờ, và theo tháng là 1.700.000 - 2.000.000 đồng/tháng. Trong khi đó, nếu bán hàng, sinh viên chỉ được trả 10.000 đồng/giờ, 1 tháng thu nhập cao nhất chỉ khoảng 1.200.000 đồng.

Bạn Lê Thị Oanh ( 1991, trú tại Thanh Mai, Hà Nội) cho biết: “Hiện mình đang học thêm Thạc sĩ tại Trường Đại học Dược Hà Nội, qua một đứa bạn làm kế toán tại TT giới thiệu việc làm Văn Minh, mình lựa chọn làm dọn dẹp cho một cơ quan nhà nước từ 9 -10 giờ 30, lương 1 tháng là 1.700.000 đồng. Thật ra công việc này khá nhàn, không tốn quá nhiều sức, chỉ cần chăm chỉ, sạch sẽ là ổn, cho nên mình không quá ngại về vấn đề này lắm. Cứ sáng đi dọn thì chiều về đi học, nếu bận có thể báo TT cử người khác qua làm”.

Cần vượt qua rào cản

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng và sử dụng trong nghề giúp việc ưa thích sinh viên hơn là những cô, bác cao tuổi.Các chủ gia đình cũng như 1 số các quản lý TT cho biết việc lựa chọn sinh viên làm giúp việc có rất nhiều ưu điểm.Vì hầu hết các bạn đã nhận đi làm giúp việc là những bạn đã xác định được mục đích rõ ràng, sinh viên cũng là người có học thức nên về ý thức và tổ chức kỷ luật cao. Sinh viên cũng không hay đòi tăng lương, đòi hưởng chế độ như bộ phận giúp việc đứng tuổi. Hơn nữa, so với giúp việc truyền thống, những nhà có trẻ nhỏ, các bạn vừa có thể trông coi, vừa có thể dạy dỗ các bé. Tuy nhiên, thuê sinh viên làm việc cũng có nhiều hạn chế, điển hình như việc thời gian thi cử, nghỉ hè có thể ảnh hưởng tới lịch làm việc. Nhiều bạn sinh viên lần đầu đi làm có thể thiếu kinh nghiệm, cần mất thời gian chỉ bảo.

Với sinh viên, để đến được nghề này phải vượt qua được rào cản bản thân và xã hội. Thông thường, nghĩ tới nghề giúp việc, người ta thường nghĩ tới nghề thấp kém, do đó, để được gia đình đồng ý không phải dễ. Bạn Tạ Xuân Phương (Việt Trì, Phú Thọ) cho biết: “Lúc đầu đi làm, mình phải giấu toàn bộ mọi người không để ai biết. Tuy nhiên, sau đó bố mẹ biết bắt mình phải nghỉ việc vì sợ người khác đánh giá và sợ mình vất vả”.

Mặt khác, nghề này cũng có khá nhiều rủi ro khó tránh, nhiều bạn chia sẻ, nếu gặp nhà chủ dễ tính thì không sao, nhưng gặp nhà khó tính và kì kèo thì rất sợ, làm chậm một chút cũng có thể bị mắng và nhiều khi bắt làm quá giờ…Hi hữu có những trường hợp các bạn bị quy ăn cắp, bị gạ tình bởi yêu râu xanh, bị trả thiếu lương, trừ lương…Bạn Nguyễn Thị Huyền (sinh viên Học viện Ngân hàng) cho biết: “Ngày đầu mới đi làm, mình được cử vào một gia đình khá kỹ tính, thường xuyên bắt mình làm thêm giờ. Chưa kể mình làm gì sai là mắng mỏ, cuối tháng quy ra để trừ lương. Với sinh viên, bỏ công sức ra mà bị trừ dù chỉ 100.000 – 200.000 đồng nhưng rất xót. Đó là mình chỉ bị trừ lương, chứ như đứa bạn mình còn bị quy lấy trộm tiền nữa ấy”.

Có thể nói, dù còn nhiều rào cản và khó khăn, nhưng sinh viên lựa chọn mưu sinh từ nghề giúp việc cũng có nhiều thuận lợi. Với công việc này, các bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, mở rộng giao tiếp xã hội. Bạn Hoàng Thị Thùy cho biết: “Mình làm cho một cô hơn một năm rồi, được gia đình cô coi như con cháu trong nhà, những ngày lễ Tết đều có quà hoặc lì xì. Cảm giác công việc này mang lại cho mình nhiều thứ hơn là kiếm thu nhập”.

Hồng Hải

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động