Trả lương 150 triệu đồng cho chuyên gia khoa học công nghệ

Với nhu cầu thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định thí điểm dùng ngân sách trả lương lên tới 150 triệu đồng/tháng cho các chuyên gia đầu ngành khoa học công nghệ kể từ năm 2015.

 Đây là một “cơ chế mở” để thành phố thu hút nhân tài cho việc phát triển khoa học công nghệ, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Theo nhiều chuyên gia, đây mới là bước “khởi điểm” vì ngoài mức lương, cần có những cơ chế phù hợp để thu hút nhân tài.

Bước đột phá thu hút nhân tài

Theo Quyết định 5715 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia khoa học công nghệ trong nước và người gốc Việt Nam ở nước ngoài, khi vào làm việc tại 4 đơn vị gồm Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Viện Khoa học - Công nghệ Tính toán, Trung tâm Công nghệ Sinh học, ngoài các chế độ ưu đãi về nhà ở, đi lại, thuế thu nhập… sẽ được hưởng mức lương theo thỏa thuận với đơn vị, có thể lên tới 150 triệu đồng/ tháng.

Ứng viên là các chuyên gia có trình độ tiến sỹ và chuyên ngành đào tạo phù hợp với hoạt động của từng đơn vị, có công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín trên thế giới (các tạp chí do Viện Thông tin khoa học quốc tế ISI xếp hạng), sáng chế được công nhận, có công trình nghiên cứu được ứng dụng trong các lĩnh vực phù hợp.

Các trường hợp trình độ chưa là tiến sỹ (cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ) thì phải có công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ xuất sắc đã được nghiệm thu, hoặc sáng chế được công nhận đem lại hiệu quả cao, hoặc có chuyên môn sâu; có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo, ươm tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất, thiết kế chế tạo sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao.

Với kinh nghiệm gần 30 năm làm việc tại Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, giáo sư-tiến sỹ khoa học Đặng Lương Mô (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã trở về Việt Nam và là người đặt nền móng cho ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam hiện nay.

Đánh giá về mức lương mà Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành, ông Đặng Lương Mô cho rằng đây là chương trình thí điểm tuyệt vời, giúp thu hút các chuyên gia để phát triển các ngành khoa học công nghệ cao. Mức thù lao 150 triệu đồng/tháng là tương xứng với công sức của các chuyên gia giỏi, nhất là những người từ nước ngoài về Việt Nam làm việc.

Tuy vậy, thu nhập chỉ là một phần để thu hút chuyên gia, ngoài yêu tố này cần phải chú ý đến cơ chế làm việc, cách đối xử với họ. Đơn cử như chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài khi về nước họ đã phải thay đổi môi trường sống, các ứng xử, giao tiếp… nên cần phải có cách đối xử phù hợp để giữ chân họ.

Ông Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học cho biết, hiện Trung tâm đã có một chuyên gia đạt “tiêu chí” này là tiến sỹ Nguyễn Quốc Bình, người đã bỏ công việc tốt tại Canada để về Việt Nam giúp phát triển ngành công nghệ sinh học và đào tạo nhân lực cho ngành này.

Với mức lương hiện tại (khoảng 25 triệu đồng/tháng), dù cao hơn nhiều so với nhân viên khác trong trung tâm, nhưng vẫn chưa tương xứng với đóng góp của một chuyên gia đầu ngành. Do vậy, chính sách mới của thành phố sẽ giúp Trung tâm dễ thu hút các chuyên gia giỏi để phát triển thành trung tâm ngang tầm với quốc tế.

 Là đơn vị đã được Thành phố Hồ Chí Minh tạo cơ chế thu hút chuyên gia trước đây (nhưng với mức lương trần thấp hơn), nên Ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn trong vấn đề này. Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao thành phố cho biết, trước đây mức lương trần thấp nên chưa thu hút được nhiều chuyên gia giỏi.

 Hơn nữa, các chuyên gia phải làm việc “toàn thời gian,” đây chính là một điểm khó để thu hút họ. Các chuyên gia này chỉ muốn làm việc “bán thời gian,” miễn sao công việc hiệu quả và có sản phẩm tốt, chất lượng cao.

 Với quy chế mới, ký hợp đồng theo thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, sẽ giúp tháo gỡ “nút thắt” lâu nay. Ban quản lý sẽ chủ động hơn khi thu hút chuyên gia trong các hợp phần dự án, với mức thu nhập tương xứng cho những đóng góp của họ. Dự kiến thời gian tới sẽ có nhiều chuyên gia giỏi đến làm việc tại Khu công nghệ cao khi chính sách này được áp dung.

 Cùng quan điểm trên, ông Dương Hoa Xô cho rằng, công việc “thời vụ” sẽ giúp thu hút chuyên gia giỏi từ nước ngoài về Việt Nam làm việc hơn. Hiện trung tâm đã mời một chuyên gia là Việt kiều Australia rất giỏi trong lĩnh vực công nghệ nano về hỗ trợ Trung tâm theo kiểu “bán thời gian,” mỗi năm về làm việc khoảng 2-3 tháng.

 Quan tâm đến nhân lực tại chỗ

 Với chính sách mới, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc thu hút chuyên gia giỏi. Nhưng bên cạnh các chuyên gia giỏi, các trung tâm vẫn cần phải có một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.

 Hiện Trung tâm Công nghệ Sinh học có hơn 150 cán bộ, nhân viên, trong đó có khoảng 100 người trực tiếp làm công tác nghiên cứu.

 Ông Dương Hoa Xô cho rằng chính sách của Thành phố tuy tốt, nhưng chủ yếu áp dụng cho chuyên gia, khó áp dụng cho cán bộ khoa học đang làm việc hưởng lương theo quy định của Nhà nước. Trong khi đây chính là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển trung tâm.

Chuyên gia thì đương nhiên phải mời gọi, nhưng chắc chắn số lượng không nhiều, chỉ khoảng 2-3 người. Vì vậy cần có “cơ chế mở” giúp cán bộ khoa học, nhất là lực lượng trẻ, có mức thu nhập phù hợp để ổn định cuộc sống. Có như vậy mới thu hút và giữ chân được nhân tài, giúp nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ bền vững.

Hiện trung tâm có nhiều tiến sỹ, thạc sỹ, cùng với đó là lực lượng trẻ đang được đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ trong và ngoài nước. Liệu đây có được xem là chuyên gia hay chỉ là cán bộ công chức, hưởng lương theo ngạch lương Nhà nước? Do đó, cần phải có chính sách phù hợp với lực lượng này

Việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ cũng đang được các đơn vị rất chú trọng nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư.

 Qua đánh giá của Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay nguồn nhân lực của các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu có chất lượng khá tốt.

Các doanh nghiệp này có khoảng 40% lao động trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, thậm chí nhiều doanh nghiệp đạt khoảng 70%. Nhưng một số doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, khi chỉ có khoảng 20-25% lao động có trình độ cao đẳng, đại học.

Ông Lê Hoài Quốc cho biết, trong thời gian tới Ban quản lý Khu Công nghệ cao sẽ tăng cường phối hợp vối các doanh nghiệp để đào tạo, nâng cao chuyên môn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

 Với định hướng trên, Ban quản lý Khu Công nghệ cao vừa ký thỏa thuận hợp tác với Công ty FabMax B.V (Hà Lan) về hợp tác triển khai đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, dưới sự tài trợ của Chính phủ Hà Lan.

 Thỏa thuận này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các chương trình đào tạo nhân lực, những hoạt động khác có liên quan từ đối tác Hà Lan.

 Cơ chế mở để thu hút chuyên gia giỏi vào làm việc tại 4 trung tâm khoa học công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đã đạt được sự đồng thuận từ các nhà quản lý và các chuyên gia. Song Thành phố cần có thêm “cơ chế” để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, trong lĩnh vực được xem là động lực phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.

Theo Vietnamplus.vn

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

(LĐTĐ) Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 thực sự có sức lan tỏa và thiết thực với công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.
Thời tiết ngày 28/4: Hà Nội nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ

Thời tiết ngày 28/4: Hà Nội nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/4, khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ C.
Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.

Tin khác

Phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động Thủ đô

Phát huy sức sáng tạo của công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” do tổ chức Công đoàn phát động đã và đang có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo công nhân lao động tham gia. Qua phong trào, đã khích lệ, động viên công nhân lao động phát huy sức sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Thủ đô và đất nước.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Xem thêm
Phiên bản di động