Tổng thư ký Liên hợp quốc trả lời về những vấn đề nóng của thế giới

Tổng Thư ký Ban Ki-moon ngày 16/9 đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế trong khuôn khổ cuộc họp báo về kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 69, vốn khai mạc hôm qua tại New York, Mỹ.

Normal

Ông Ban Ki-moon trong cuộc họp báo ngày 16/9. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phóng viên: Thưa ngài Tổng thư ký, mong ngài cho biết ý nghĩa của cuộc gặp họp thường niên tại New York. Ngài chỉ đề cập 140 lãnh đạo các chính phủ và nguyên thủ quốc gia sẽ tới, mà không đề cập tới những phái đoàn lớn tháp tùng họ, và những chi phí khổng lồ, khó khăn lớn liên quan đến công tác hậu cần. Vậy phải chăng thế giới sẽ tốt hơn nhờ những gì diễn ra tại New York này?

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon: Như tôi đã nói, hơn 140 nguyên thủ và lãnh đạo các chính phủ sẽ tham dự trong phiên họp này. Và khi nói đến cuộc họp thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, chỉ trong một ngày, hơn 120 nguyên thủ và lãnh đạo các chính phủ sẽ góp mặt.

Tất nhiên, cuộc họp cần huy động nhiều nguồn lực từ chính phủ các nước, từ nước chủ nhà cũng như Liên hợp quốc. Nhưng hãy xét tới những vấn đề và các cuộc khủng hoảng chúng ta đang đối mặt, nhiều người đang bị sát hại, nhiều người trở thành người tị nạn và phải rời bỏ nhà cửa. Do đó, việc các nhà lãnh đạo thế giới thể hiện sự đoàn kết trong lãnh đạo và sự đoàn kết trong hành động với tư cách các lãnh đạo thế giới là rất quan trọng và cần thiết, để đảm bảo rằng thế giới này thịnh vượng hơn, an toàn hơn và ổn đỉnh hơn. Đó chính là ưu tiên số một của Liên hợp quốc. Nếu không có điều đó, chúng ta không thể thúc đẩy, không thể tham gia vào tiến trình phát triển. Chúng ta phải bảo vệ nhân quyền, phẩm giá con người của tất cả những người này. Nhưng trước hết chúng ta phải bảo vệ tất cả họ. Đó là lí do vì sao các nhà lãnh đạo thế giới tụ họp tại Liên hợp quốc hàng năm. Tôi nghĩ đó chính là dịp quan trọng nhất với thế giới.

PV: Hàng triệu người trên khắp thế giới chỉ biết về Liên hợp quốc trong tuần họp Đại hội đồng. Ngài có thể giải thích cho họ vì sao nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã xuất hiện tại Đại hội đồng trong nhiều năm qua mà thế giới dường như vẫn bất ổn trên nhiều lĩnh vực?

Tổng thư ký LHQ: Tôi nghĩ có nhiều khía cạnh mà mọi người có thể nhìn nhận về Đại hội đồng và Liên hợp quốc nói chung. Chúng tôi vận hành và đáp lại các mong đợi của cộng đồng quốc tế, đối phó với các cuộc khủng hoảng.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà khủng hoảng và xung đột nhiều chưa từng có. Trước hết, chúng ta đối mặt với các cuộc khủng hoảng do con người tạo ra và cũng gặp phải nhiều tai họa tự nhiên như đại dịch Ebola. Vì vậy, đây thực sự là lúc Đại hội đồng và tất cả các tổ chức liên chính phủ, Hội đồng Bảo an phải đoàn kết. Chúng ta phải luôn nỗ lực vì sự đoàn kết và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đây là điều mà Hiến chương Liên hợp quốc trao cho chúng ta và đòi hỏi chúng ta. Đây cũng là điều mà mọi người yêu cầu chúng ta phải làm.

PV: Theo ngài, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có phải phê chuẩn sử dụng vũ lực nếu có các cuộc không kích hoặc bất kỳ sự can thiệp nào khác vào Syria hay không?

Tổng thư ký LHQ: Như mọi người đã thấy Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố hồi tuần trước, tôi hoan nghênh cam kết quyết đoán và kiện định của ông ấy với tư cách là nhà lãnh đạo Mỹ và thế giới nhằm chiến đấu với khủng bố - kẻ thù chung của nhân loại. Chiến dịch quân sự và không kích này, được thực hiện theo đề nghị của chính phủ Iraq, có thể giúp Liên hợp quốc và các tổ chức khác cứu nhiều mạng sống.

Giờ đây, rõ ràng tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới. Tôi biết rằng Tổng thống Obama sẽ chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an vào ngày 24/9 tới. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo thế giới và Hội đồng Bảo an sẽ thảo luận rất nghiêm túc vấn đề này, cách thức đối phó với các tay súng nước ngoài và các phần tử khủng bố nói chung. Do đó, tôi đề nghị cộng đồng quốc tế ủng hộ bằng mọi cách để hành động mạnh mẽ nhằm bảo vệ các dân thường. Một lần nữa, tôi hi vọng Hội đồng Bảo an sẽ đứng đầu vai trò đi đầu, để Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế giải quyết tất cả các vấn đề này.

PV: Về vấn đề Syria, ngài có nghĩ là khả năng không kích của Mỹ chống lại IS bên trong Syria, mà không có sự cho phép của Syria, có thể là vi phạm luật pháp quốc tế không?

Tổng thư ký LHQ: Tôi biết vấn đề này là một trong những lo ngại đã được thảo luận nhiều. Nhưng điều đó chưa diễn ra nên hơi sớm để bàn về chủ đề đó. Về các ảnh hưởng chính trị và pháp lý chi tiết, tôi sẽ có cơ hội nói về vấn đề này sau khi việc đó diễn ra. Nhưng trên cương vị Tổng thư ký Liên hợp quốc, tôi đều nói với các nhà lãnh đạo thế giới mỗi khi có các chiến dịch quân sự, là tất cả các chiến dịch này đều phải được thực hiện theo luật pháp quốc tế, bảo vệ dân thường và giảm thiểu tối đa tác động đối với người dân.

PV: Thưa ngài Tổng Thư Ký, trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra như hiện nay, ngài có cho rằng đây là một trong những giai đoạn hỗn loạn nhất mà thế giới phải đối mặt? Và ngài có lo lắng khi trong sự hỗn loạn đó, lãnh đạo của 3 quốc gia lớn là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ lại không có mặt, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu?

Tổng thư ký LHQ: Theo tôi được biết thì Thủ tướng Ấn Độ sẽ có mặt. Mặc dù ông ấy không thể dự cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu như tôi mong muốn, ông ấy sẽ phát biểu trước Đại hội đồng. Nhưng dù sao ông ấy cũng sẽ tới. Đoàn Trung Quốc do một phó thủ tướng đứng đầu. Tôi đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước, và tôi cũng gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh, vào tháng 7. Do đó, tôi đã gặp những lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc. Đáng tiếc là họ không thể tham dự hội nghị lần này, nhưng Trung Quốc đã thu xếp gần như ổn thỏa.

Tôi vẫn chưa được thông báo ai sẽ đại diện cho Nga. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, chúng tôi cũng có những kênh liên lạc khác để lãnh đạo của họ góp mặt tại Liên hợp quốc. Nhưng như tôi đã nói đây sẽ là một trong những cuộc họp quy tụ đông đảo nhất các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là tại cuộc họp về biến đổi khí hậu. Theo tôi nhớ, cuộc họp lớn nhất diễn ra tại Copenhagen, với chưa tới 100 nhà lãnh đạo. Với cuộc họp này, chỉ tính những đại biểu từ cấp thủ tướng trở lên, hơn 120 nhà lãnh đạo sẽ có mặt. Điều đó có nghĩa là các nhà lãnh đạo thế giới rất quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng khác đang diễn ra.


PV: Ngài vui lòng cho biết Iran có vai trò quan trọng ra sao trong việc giải quyết tất cả các cuộc khủng hoảng tại Trung Đông, Li-băng, Syria, Yemen và Iraq? Iran là bên gây ra các vấn đề hay là người kiến tạo hòa bình trong khu vực?

Tổng thư ký LHQ: Như tôi từng nhiều lần khẳng định, Iran là một quốc gia quan trọng với hòa bình, an ninh và hòa hợp trong khu vực. Các nhà lãnh đạo Iran cần thiết phải giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran với P5+1 sớm nhất có thể, và tham gia một cách xây dựng vào quá trình xử lý những vấn đề của khu vực.

Tôi mong sớm được gặp lại Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Ngoại trưởng Javad Zarif khi họ tới New York. Tôi sẵn sàng thảo luận và tham vấn các nhà lãnh đạo Iran.


PV: Vào tuần tới, Tổng thống Ukraine, Ngoại trưởng Nga, Tổng Thống Mỹ đều có mặt tại Liên hợp quốc, ông có kế hoạch tổ chức một cuộc gặp chung giữa các nhà lãnh đạo này để thúc đẩy đối thoại cho Ukraine hay không?

Tổng thư ký LHQ: Tôi hoan nghênh lệnh ngừng bắn tại Ukraine về cơ bản được tuân thủ, dù chúng ta vẫn nhìn thấy bạo lực đang diễn ra. Tôi đã nói với Tổng thống Poroshenko và các nhà lãnh đạo khác rằng họ cần tiếp tục tục tham vấn và đối thoại, một cuộc đối thoại thực chất giữa Ukraine và Nga. Tôi nghĩ giờ đây tất cả các nhân tố đều hỗ trợ cho hòa bình, sự ổn định và lệnh ngừng bắn.

Về phần mình, Liên hợp quốc đã tham gia hỗ trợ nhân đạo và vẫn duy trì nhóm giám sát nhân quyền. Trên cương vị của mình, tôi đã trò chuyện với cả Nga, Liên minh châu Âu và các nhà lãnh đạo Ukraine. Nói chung, tất cả chúng ta nên biết rằng, trong tất cả các cuộc khủng hoảng, không có giải pháp quân sự. Nên có một cuộc đối thoại chính trị cho một giải pháp chính trị. Tôi sẽ hối thúc các nhà lãnh đạo trong khu vực tiếp tục đối thoại.

PV: Chủ tịch tổ chức "Bác sỹ không biên giới" hôm nay khẳng định rằng thế giới phản ứng quá chậm chạp đối với dịch Ebola. Điều này có đúng không? Liệu Liên hợp quốc có sẵn sàng nhận vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống đại dịch này?

Tổng thư ký LHQ: Liên Hợp Quốc hiện đang giữ vai trò lãnh đạo. Đây không còn là một vấn đề y tế mà nó ảnh hưởng tới các mặt kinh tế, xã hội, thậm chí cả bất ổn chính trị. Do đó, Liên hợp quốc trước tiên ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và điều trị những người bị nhiễm, cung cấp những hỗ trợ hậu cần và hỗ trợ nhân đạo để đảm bảo rằng dịch bệnh không lan sang các nước khác.

Tôi đã phối hợp và chủ động thảo luận với lãnh đạo các nước khắp thế giới, từ Mỹ, Anh, Pháp, Liên minh châu Âu, Cuba và Ý, Đức… Tôi thậm chí cũng đã nói chuyện với lãnh đạo của 3 quốc gia có dịch. Tôi hối thúc họ thành lập những trung tâm chăm sóc cộng đồng để khi có người nhiễm bệnh, họ được cách ly ngay lập tức khỏi gia đình để tránh lây lan cho những người khác trong gia đình, và sau đó cung cấp cho họ sự hỗ trợ y tế.


Những quốc gia chủ chốt như Mỹ, sẽ cung cấp những hỗ trợ lớn. Liên hợp quốc đang huy động mọi sự ủng hộ, và tôi đã đề nghị toàn thể lãnh đạo của hệ thống Liên hợp quốc rằng đây không phải là lúc chúng ta cần những sự tham vấn tốn nhiều thời gian hay đi tìm kiếm sự đồng thuận. Giờ là lúc cần hành động nhanh và có chỉ dẫn nhanh.

Tôi cũng đề nghị các hãng hàng không quốc tế, công ty vận tải biển không ngừng cung cấp dịch vụ. Bệnh nhân có thể bị cách ly nhưng các quốc gia không thể bị cô lập.

PV: Về vấn đề biến đổi khí hậu, ngài và nhóm của ngài dự định có bước đi nào để thúc đẩy vấn đề này?

Tổng thư ký LHQ: Mọi người đều nhất trí rằng thay đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng trong thời đại của chúng ta. Thay đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. Liên hợp quốc đang nỗ lực về lĩnh vực này thông qua các chương trình và các quỹ của Liên hợp quốc.

Một thỏa thuận pháp lý, có ý nghĩa toàn cầu về thay đổi khí hậu dự kiến sẽ được thông qua vào cuối năm tới tại Paris. Sau đó, các bước đi tiếp theo sẽ được thực hiện nhằm cắt giảm khí thải.

Theo Thanh Tùng-An Bình/ Dân trí

Nên xem

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

(LĐTĐ) Theo Nghị định 158/2024 của Chính phủ, taxi phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, có thiết bị in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe, tại vị trí hành khách dễ quan sát.
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024

Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024

(LĐTĐ) HLV Kim Sang Sik nhiều khả năng sẽ tiếp tục có những sự thay đổi bất ngờ trong đội hình xuất phát của đội tuyển Việt Nam ở trận bán kết lượt đi gặp Singapore tại AFF Cup 2024 (ASEAN Cup).
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo thiết thực về vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW

TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tập trung thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TW).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành Nghị quyết cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15, với mức chi phí quản lý được trích tối đa tạm thời là 1,44% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), thời gian kéo dài đến hết 30/6/2025.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025

Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025

(LĐTĐ) Lee Min Ho dự kiến tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025 trong dự án phim truyền hình lãng mạn lấy bối cảnh ngoài trái đất, với kinh phí sản xuất hơn 34 triệu USD.

Tin khác

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

(LĐTĐ) Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

(LĐTĐ) Theo AP, đến thời điểm 11h45 (giờ Việt Nam), ông Trump có 230 phiếu đại cử tri, trong khi bà Harris được 205 phiếu.
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

(LĐTĐ) Hơn 10 năm sau khi MH370 mất tích, Malaysia sắp khởi động lại cuộc tìm kiếm dựa trên một đề xuất "đáng tin cậy" chỉ ra khu vực cần tìm là phía nam Ấn Độ Dương.
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

(LĐTĐ) Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng số tiền đóng góp lên tới 15,9 tỷ USD.
Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas

Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas

(LĐTĐ) Các bang Mỹ đang tiến hành kiểm phiếu, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng ở bang Florida và Texas.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 6/11 (giờ Hà Nội) ông Donald Trump đang được 101 phiếu đại cử tri, còn bà Kamala Harris được 52 phiếu.
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

(LĐTĐ) Bão nhiệt đới Trami đã trút mưa lớn trên khắp các hòn đảo chính của Philippines, gây ra lũ lụt trên diện rộng ảnh hưởng đến khoảng 150.000 người khi chính phủ đóng cửa hầu hết các hoạt động.
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024

Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024

(LĐTĐ) Hội nghị về chương trình Erasmus+ (Erasmus+ Day) được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 22 và 23 tháng 10, với sự phối hợp giữa Phái đoàn Liên minh châu Âu (EUDEL) tại Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas

Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas

Trong một thông điệp gửi tới hàng chục bộ trưởng ngoại giao trên khắp thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Israel, ông Israel Katz, xác nhận rằng thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã bị giết. Ông là quan chức Israel đầu tiên công khai xác nhận điều này.
Xem thêm
Phiên bản di động