Tinh vi thủ đoạn lừa bán điện thoại rởm
Từ bán điện thoại rởm
Ngày 23/4 vừa qua Phòng CSĐT tội phạm về trật tự Kinh tế và Chức vụ, PC46 Công an TP HCM, đã bắt Phùng Đình Tân (37 tuổi), Nguyễn Tấn Chương (24 tuổi) và Nguyễn Thị Diệu Minh (23 tuổi) để điều tra về hành vi sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Trước đó cơ quan này đã nhận được rất nhiều trình báo về việc vì ham mua hàng giá rẻ nên đã bị một website bán hàng điện tử lừa đảo. Trang này đăng tin bán toàn hàng chính hãng mới 100%, trong đợt tri ân khách hàng lần này, website giảm giá toàn bộ mặt hàng chỉ bằng giá 60% thị trường.
Trong đó, bà Thanh ở quận Gò Vấp, tin lời quảng cáo nên đã liên hệ đặt mua 2 iPhone 5 và một máy ảnh với giá 25,8 triệu đồng. Bà được hướng dẫn chuyển tiền vào một tài khoản và sau 48 giờ sẽ nhận được hàng. Tuy nhiên sau đó bà Thanh chỉ nhận được 2 máy tính bảng đồ chơi cũ của Trung Quốc. Gọi điện đến cửa hàng phản ánh, người phụ nữ được các nhân viên trấn an "chúng tôi đã chuyển nhầm hàng" và hứa sẽ đổi lại. Chờ mãi không thấy, bà Thanh trình báo cảnh sát sau khi gọi đến trang web nhiều lần đều bị các nhân viên trốn tránh. Cùng chung cảnh ngộ, đã có hàng trăm người sập bẫy lừa của trang web này khi chuyển tiền đặt mua máy ảnh, iPhone, iPad và các loại điện thoại đời mới của những hãng nổi tiếng khác. Họ cho hay đều nhận được hàng nhái, cũ.
Qua xác minh, Cục cảnh sát công nghệ cao (C50 Bộ Công an) đã phối hợp Công an TP HCM kiểm tra cửa hàng của website này tại đường 3/2 (quận 10), phát hiện nhiều dấu hiệu lừa đảo nên bắt giữ nhóm Tân. Thừa nhận đã cùng nhau lập website đăng tin bán hàng giá rẻ từ đầu năm 2012, bộ ba này cho biết sau khi khách hàng phản ánh việc giao hàng giả, chúng viện cớ giao nhầm hàng để kéo dài thời gian đối phó. Để qua mặt công an, họ dùng chứng minh của người khác để làm thẻ tài khoản và rút ngay sau khi khách chuyển tiền.
Đến sim, thẻ điện thoại rác
Tại một điểm bán sim điện thoại trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thấy tôi hỏi mua sim, người bán hàng nhanh nhảu giới thiệu: “Muốn số nào cũng có, hiện có loại sim chỉ trả tiền 1 lần nhưng nghe gọi… thoải mái. Chỉ cần bỏ ra 100.000 đồng là có chiếc sim siêu tiết kiệm này”. Thực chất, đây là loại sim bán cho học sinh, sinh viên, tuy giá được ưu đãi nhưng không hề có giá trị sử dụng vĩnh viễn. Sau khi dùng hết tiền trong tài khoản, nếu khách hàng không nạp thêm, chiếc sim này sẽ bị khóa…
Chị Thu Hương ở Từ Liêm phản ánh về hành vi lừa đảo nạp tiền điện thoại mới núp dưới hình thức thông báo trúng thưởng. Người gọi điện tự xưng là nhân viên của một ngân hàng báo tin chồng chị Hương đã trúng thưởng khi tham gia chương trình khuyến mại do ngân hàng này tổ chức với giải thưởng lên tới 100 triệu đồng. Song, để được nhận quà, chị Hương phải gửi mã số của 5 thẻ điện thoại, mỗi thẻ trị giá 100.000 đồng vào số điện thoại đang gọi đến. Sinh nghi, chị Hương đã hỏi đối tượng này về một số thông tin cá nhân của chồng mình và chương trình khuyến mại thì đối tượng đó nhanh chóng… cúp máy.
Liên quan đến thẻ điện thoại giả, ngày 18/1 vừa qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh) đã phát hiện và bắt giữ một lô hàng gồm 24.900 thẻ cào MobiFone (loại mệnh giá 100.000 đồng) được vận chuyển trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. Sau khi kiểm tra, MobiFone đã khẳng định số thẻ bị bắt giữ đều là thẻ giả, không có khả năng nạp tiền vào tài khoản cho các thuê bao MobiFone.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông thủ đoạn của bọn lừa đảo là mua thẻ mệnh giá thấp (10.000-20.000 đồng…), sau đó dùng mã số kích hoạt trên lớp tráng bạc của chiếc thẻ đó in đè lên thẻ có mệnh giá cao đã qua sử dụng (100.000 đồng, 200.000 đồng …), rồi phủ lớp nhũ lên những chiếc thẻ cào này. Sau khi cào lớp tráng bạc, người dùng sẽ có mã số kích hoạt (giá trị 20.000 đồng), còn dãy số phía dưới là dãy số đã được kích hoạt, không có giá trị nạp tiền.
Không chỉ có khách hàng mà ngay cả các chủ đại lý nếu không tinh ý sẽ rất dễ mua nhầm thẻ giả. Để tránh mua phải thẻ nạp tiền điện thoại giả, trước khi thanh toán, người tiêu dùng cần chọn thẻ được in màu đẹp, rõ nét, ghi rõ tên nhà cung cấp, mệnh giá, cách nạp tiền, số series thẻ và lớp tráng bạc che mã series nạp tiền. Hơn nữa, cũng cần cảnh giác với các thông báo trúng thưởng, thông báo kịp thời với các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi tàng trữ, lưu hành, mua bán thẻ điện thoại giả…
Danh Hưng
Nên xem
Công an thành phố Hà Nội: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ số hóa hồ sơ
Giá vàng hôm nay 26/11: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm
Tỷ giá USD hôm nay 26/11: Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.292 đồng
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/11: Trởi chuyển rét, có mưa rải rác
Giá xăng dầu hôm nay (26/11): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Tin khác
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tin nóng 24/11/2024 11:48
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin nóng 24/11/2024 09:36
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin nóng 23/11/2024 21:35
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52