Tiền lương phải phù hợp với kinh tế thị trường
Lương tối thiểu còn thấp
Theo “Báo cáo cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung” do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thì mức lương tối thiểu của Việt Nam mặc dù cao hơn so với Lào, Campuchia và Myanmar nhưng vẫn thuộc nhóm có mức lương tối thiểu thấp nhất trong khu vực ASEAN. Tại hội thảo, ông Malte Luebke - chuyên gia cao cấp về tiền lương của Văn phòng ILO khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết, không chỉ có mức lương tối thiểu thấp, mức lương bình quân của Việt Nam ở mức 3,8 triệu đồng/tháng (181 USD) cũng chỉ cao hơn Lào (119 USD), Campuchia (121 USD) và vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực ASEAN như: Philippines (206 USD), Thái Lan (357 USD), Malaysia (609 USD), Singapore (3.547 USD).
Ông Malte Luebke nhấn mạnh, sự khác biệt lớn về tiền lương giữa các quốc gia thành viên ASEAN phản ánh những khác biệt lớn trên nhiều phương diện trong đó có năng suất lao động. Những quốc gia ứng dụng công nghệ mới, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện cải cách cơ cấu và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động là những yếu tố tạo ra nền tảng cho hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp để chuyển đổi sang lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn, mức lương tốt hơn.
Các chuyên gia về lao động, tiền lương nhận định, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, các chính sách điều chỉnh tiền lương của Việt Nam cần được cải thiện để đảm bảo sự cân bằng. Việc điều chỉnh tiền lương phải đảm bảo vừa thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa giúp người lao động hưởng thành quả công bằng từ tăng trưởng năng suất lao động.
Còn nhiều tồn tại trong chính sách tiền lương
Theo TS. Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam đã trải qua 4 lần cải cách tiền lương và đã thực hiện tiền tệ hoá tiền lương, xoá bỏ bao cấp, chuyển từ lương trả bằng hiện vật sang trả lương bằng tiền. Chính sách tiền lương của Việt Nam đã có những chuyển biến tốt như tách bạch giữa tiền lương cho khu vực hành chính, sự nghiệp (phụ thuộc ngân sách) và tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh theo thỏa thuận. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân hiện vẫn còn những mặt tồn tại trong chính sách tiền lương như mức lương tối thiểu còn thấp, tiền tệ hoá tiền lương chưa triệt để. Trong khu vực nhà nước, tiền lương phân phối còn mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiền lương chưa thể hiện đúng giá trị trên thị trường lao động, chưa là nguồn thu nhập chính của người lao động nên chưa tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực có chất lượng. Trong doanh nghiệp nhà nước tiền lương chưa theo thị trường, bởi vì tiền lương chưa thực sự hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thang bảng lương vẫn do Nhà nước quy định. “Hiện Việt Nam có nhiều doanh nghiệp nhỏ, khả năng cạnh tranh chưa cao, năng lực thương lượng, thỏa thuận tiền lương của người lao động hạn chế, dẫn đến tiền lương có xu hướng bị o ép”- Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết.
Cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động
Bàn về những yếu tố trên, ông Gyorgy Sziraczki - Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam cho rằng, khi điều chỉnh mức lương tối thiểu, Việt Nam cần phải xem xét một loạt các yếu tố kinh tế và xã hội để cân bằng lợi ích của người lao động và doanh nghiệp. Các chuyên gia ILO cũng cho rằng một trong những yếu tố để tăng lương là cần phải tăng năng suất lao động. Muốn tăng năng suất lao động cần phải chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi từ nền kinh tế có tiền lương thấp sang nền kinh tế có năng suất lao động cao. Trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn trong việc tăng trưởng năng suất LĐ cho đến năm 2025. Bởi lẽ, Việt Nam có lực lượng LĐ trẻ, có nền tảng giáo dục cơ bản vững chắc. Việt Nam cũng ngày càng có nhiều DN năng động. Nhưng để phát huy hết tiềm năng, Việt Nam cần phải xóa bỏ một số rào cản thông qua phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao công nghệ và giáo dục, đào tạo nghề.
Ngoài chuyển dịch cơ cấu lao động, việc đẩy mạnh thương lượng tập thể để tăng lương cũng là một giải pháp cần quan tâm. Ông Vũ Quang Thọ-Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo báo cáo của Tổng liên đoàn, năm 2013 trong số gần 30 ngàn thỏa ước được ký kết, mới có 8-10% thỏa ước đã thỏa thuận được mức lương bậc 1 lao động phổ thông cao hơn ít nhất 5% mức lương tối thiểu vùng. Theo ông Thọ, tới đây Công đoàn sẽ tập trung tăng cường thương lượng tập thể về tiền lương để đưa được mức lương tối thiểu doanh nghiệp trả cho NLĐ cao hơn quy định của Chính phủ; tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng thương lượng, đàm phán về tiền lương cho cán bộ công đoàn.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024
Tin khác
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Đời sống 24/11/2024 20:50
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Chính sách 24/11/2024 17:43
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Chính sách 24/11/2024 14:37
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41