Thuế xăng dầu không tăng kịch khung 8.000 đồng/lít trong năm 2019
Sẽ điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường với một số mặt hàng | |
Tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là không phù hợp | |
Phải sớm giảm giá xăng E5 |
Trong tờ trình gửi Quốc hội liên quan đến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Chính phủ đề nghị được rút Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Theo Nghị quyết số 57/2018/QH14, dự án Luật này thuộc Chương trình năm 2019 (cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8).
Chính phủ đề nghị rút Luật này ra khỏi Chương trình năm 2019 bởi cần có thêm thời gian để nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là vấn đề mở rộng đối tượng chịu thuế có tác động xấu đến môi trường.
Chính phủ cũng cho biết, ngày 20.10.2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường (có hiệu lực kể từ ngày 01.01.2019), trong đó một số mặt hàng (xăng, nhiên liệu bay, dầu diezel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn, dung dịch HCFC, túi ni lông thuộc diện chịu thuế) đã được điều chỉnh lên mức trần trong khung thuế suất hiện hành; một số mặt hàng (dầu hỏa, than đá, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng) chưa điều chỉnh đến mức kịch khung thuế suất.
Do vậy, cần có thời gian để các quy định mới đi vào cuộc sống, trên cơ sở đó đánh giá cụ thể tác động của việc điều chỉnh khung thuế đối với định hướng sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trước đó, tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đã đề xuất nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít. Hiện khung thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng đang là 1.000 - 4.000 đồng/lít.
Bộ Tài chính cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là để ứng phó kịp thời với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới; đồng thời, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ các chuyên gia và người tiêu dùng.
Theo đó, các chuyên gia cho rằng, tăng thuế bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và cuối cùng người tiêu dùng sẽ là người chịu giá cao.
Theo Phạm Dung/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02