Thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong hoạt động CĐ
Việt Nam đứng thứ 3 trong ASEAN về thực hiện bình đẳng giới | |
Vai trò của Công đoàn trong bình đẳng giới |
Quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn xác định công tác vận động nữ CNVCLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức CĐ.
Sau khi tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 4c/NQ-TLĐ của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa VII) về “Công tác vận động nữ CNLĐ trong tình hình mới” và hơn 20 năm chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ, BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa X) đã tiếp tục ban hành Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ về công tác vận động nữ CNVCLĐ và Chỉ thị 03/CT-TLĐ về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”.
Các đại biểu phát biểu ý kiến |
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã quan tâm lồng ghép giới, bình đẳng giới trong việc tham gia xây dựng chế độ, chính sách pháp luật liên quan tới NLĐ. Luật Công đoàn năm 2012 và Bộ luật LĐ năm 2012 đã thể hiện rõ các vấn đề này như: Điều 27 Luật CĐ quy định về chi tài chính cho các hoạt động về bình đẳng giới; Bộ luật LĐ đã có một số điều, khoản quy định về nguyên tắc bình đẳng giới, cấm phân biệt đối xử về giới, hỗ trợ DN sử dụng đông lao động nữ…
Để giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản có nội dung quy định ưu tiên đối với cán bộ nữ như: Quy định tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch BCH, Ban thường vụ CĐ các cấp và cán bộ chủ chốt CĐ các cấp đảm bảo không dưới 15%; quy định khen thưởng quá trình cống hiến đối với cán bộ nữ giảm 3 năm so với cán bộ nam…
Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, CĐ các cấp đã quan tâm ưu tiên xem xét cho các đối tượng lao động nữ thiếu việc làm được vay vốn từ “Quỹ quốc gia giải quyết việc làm”; lồng ghép công tác giới vào thỏa ước lao động tập thể của các DN.
Công tác cán bộ nữ của tổ chức CĐ đã được quan tâm và thực hiện tương đối tốt. Các khâu của công tác cán bộ từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí sử dụng đều quan tâm đến cán bộ nữ, nhất là trong các kỳ chuẩn bị nhân sự đại hội CĐ các cấp.
Trong hệ thống CĐ, hiện nay, tỉ lệ cán bộ nữ trong BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam chiếm tỷ lệ 26,74%; tỷ lệ nữ trong Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chiếm 27,27%; ở cấp LĐLĐ tỉnh, TP và CĐ ngành TƯ, tỷ lệ nữ tham gia BCH chiếm 28,4%; có 13/83 nữ là Chủ tịch, chiếm 20,63%; có 56/212 phó chủ tịch, chiếm 26,41%...
Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ nữ của một số đơn vị còn bị động, chưa gắn liền công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện của cán bộ; việc thực hiện nguyên tắc “mở” và “động” trong quy hoạch cán bộ nữ ở một số đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa bổ sung đầy đủ, kịp thời những nhân tố mới có triển vọng và đưa ra khỏi quy hoạch những đối tượng không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác cán bộ nữ, ngay từ khi chuẩn bị nhân sự tham gia BCH cấp tỉnh.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải phát biểu tại hội thảo |
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong việc nâng cao nhận thức về vai trò của nữ; những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm; tiêu chí để trở thành nữ lãnh đạo; những rào cản về thể chế trong đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ nữ; những kiến nghị… nhằm thúc đẩy việc tham gia của nữ CNVCLĐ trong lãnh đạo, quản lý. Các đại biểu cũng bàn các giải pháp làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu nữ CNVCLĐ để vừa là ứng cử viên để các cấp xem xét bầu vào cấp ủy, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2020, đại biểu Quốc hội khóa XIV.
“Điều này đặc biệt có ý nghĩa trước thềm đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với các chỉ tiêu mà Chương trình hành động vì bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 đặt ra, một số các mục tiêu, chỉ tiêu về tăng cường sự tham gia của CNVCLĐ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo sẽ góp phần từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị…” – Phó chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải kết luận.
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50