Thư gửi con từ Trường Sa
Trên những pháo đài canh chủ quyền Tổ quốc | |
Ngẫu hứng Trường Sa |
Bữa mẹ đi, hai anh em con mải xem phim, không đứa nào chịu tiễn mẹ lên xe khiến mẹ rất buồn. Những ngày tiếp theo, giữa đại dương mênh mông nhiều khi không có sóng điện thoại, nên mẹ cũng không thể thường xuyên gọi điện về nhà hỏi thăm Bảo Bối được. Chắc lúc đó con giận mẹ lắm, nên nhiều lần sau này mẹ gọi điện về, các con đã không nói chuyện với mẹ khiến mẹ càng buồn.
Tác giả với các chiến sĩ hải quân đảo Đá Tây trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa. |
Những ngày mẹ đi vắng, biết là 3 bố con ở nhà xoay sở cũng khá mệt. Trời lạnh, Bối hay ngủ nướng, lại nghe con ho, sốt nữa. Nghe bố bảo con ho rạc cả người, mẹ thương em lắm, nhưng chưa thể về kịp.
Các con biết không? Đời làm báo, ai cũng có ước mơ một lần được ra Trường Sa - nơi mà các con chỉ biết qua bài hát “Nơi đảo xa” mà thỉnh thoảng hai anh em con hay nghêu ngao ở nhà. Nhưng hai con có biết cuộc sống của các chú hải quân ở đảo vất vả và khắc nghiệt như thế nào không? Gần cuối cuộc hành trình, mẹ mới được ăn 1 đĩa rau muống luộc có “ngọn”… Mẹ biết, để mẹ và đoàn công tác có đĩa rau đó, các chú hải quân chắc chắn đã phải “nhịn miệng đãi khách” từ nhiều ngày trước và cả sau đó nữa. Thế mới biết, cuộc sống của mẹ con mình ở đất liền là hạnh phúc biết nhường nào.
Và các con ạ, cuộc hải trình gần 1 tháng, dài ngoài mong đợi của bố và các con đã cho mẹ hiểu thêm rất nhiều điều hai con ạ. Mẹ con mình mới xa nhau gần 1 tháng, nhưng các con có biết nhiều bạn bằng anh em con, thậm chí nhỏ tuổi hơn đã phải xa bố bao lâu không?
Thượng úy Trần Thanh Sơn- nguyên Chính trị viên đảo Thuyền Chài lần đầu tiên được ôm đứa con trai vào lòng sau chuyến công tác ở đảo. |
Các con biết không? Trong những ngày vượt sóng dữ và gió lớn đến với các đảo của quần đảo Trường Sa, mẹ đã được nghe biết bao câu chuyện xúc động về tình cha, con của những anh, chị và những em nhỏ.
Mẹ đã khóc và mất ngủ nhiều đêm khi nghe câu chuyện của một anh 10 tuổi đang sống cùng ông bà ở Nghệ An. Mẹ anh ấy mất sớm, bố anh ấy công tác ở đảo. Anh ấy ở nhà cùng ông bà nội, tự đi học, tự chăm lo vệ sinh cá nhân. Và con biết không, tối nào, trước khi lên giường đi ngủ, anh ấy cũng ngóng một cuộc điện thoại của bố từ Trường Sa chỉ để nghe 1 câu “chúc con ngủ ngon” thôi mà nhiều đêm vì nhiệm vụ, bố anh ấy cũng không thể thực hiện được.
Các con biết không? Có em bé nay đã 13 tháng, mới lần đầu được bố ôm vào lòng. Có em 4 tuổi rồi mới chỉ được gặp bố 2 lần. Chừng ấy thời gian, em bé ấy không có hơi ấm của người cha, không được hưởng sự chăm chút, yêu thương hằng ngày như bố luôn bên các con. Rồi còn có nhiều chị, nhiều anh khi được gặp bố rồi, nhưng phải hàng tuần vẫn chưa thể quen hơi, bén tiếng, đến bữa ăn, cứ tưởng bố là “chú” nào đó, nên mời “cháu mời chú ăn cơm”, rồi còn hồn nhiên nhắc ông: “Ông rót rượu cho “chú” đi”. Đến khi các em ấy quen thân với bố, thì bố các em ấy đã hết hạn nghỉ phép, phải vào đơn vị rồi. Con của các chú hải quân thiệt thòi như vậy đó các con ạ.
Bảo Bối yêu thương của Mẹ!
Nghề báo là nghề của những chuyến đi và sự trải nghiệm. Mẹ thấy mình thực sự là may mắn và vinh dự khi được đặt chân đến quần đảo Trường Sa - mốc chủ quyền biển đảo thiêng liêng - đã được đánh đổi bằng xương máu của những người con đất Việt. Mẹ cũng tự hào về những năm tháng theo nghề, mẹ đã được đặt chân đến nhiều vùng quê của đất nước, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc, nơi có những em bé môi thâm tím, chân trần đỏ lừ đứng rét run lập cập trong thời tiết lạnh buốt khắc nghiệt của miền núi phía Bắc để làm công tác thiện nguyện cùng đồng nghiệp. Và điều mẹ càng tự hào hơn nữa là mỗi lần trở về, mở lại máy tính cho các con xem lại những hình ảnh trong chuyến đi công tác của mẹ, các con mẹ đã biết đồng cảm, chia sẻ những gì mình có từ quần áo, sách vở, đồ chơi... với những bạn nhỏ mà các con vẫn quen gọi là “bạn miền núi”.
Bảo Bối yêu thương của mẹ,
Bức thư này mẹ viết cho các con khi chuyến tàu chở mẹ và các chú hải quân vẫn đang vượt sóng dữ đưa các chú ấy đi làm nhiệm vụ. Để lại sau lưng gia đình và những người thân, các chú ấy luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, can trường đón nhận mọi thử thách, thậm chí cả hiểm nguy đang rình rập. Mẹ là nhà báo, mẹ cũng đang làm nhiệm vụ của một người cầm bút. Mẹ cũng mong mình sẽ sớm hoàn thành nhiệm vụ để sớm trở về bên anh em con, các con nhé.
Yêu các con của mẹ nhiều!
Mẹ: Lan Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 16:43
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32