Thói quen xấu đối với danh lam, thắng cảnh: Cần kỷ luật thép
Bảo Việt bồi thường cho Tàu du lịch Aphrodite QN6299 bị cháy | |
10 lý do khiến bạn xách balo đi ngay và luôn đến đảo Bà Lụa |
Người đi, rác ở lại…
Trong kỳ nghỉ lễ 30.4, 1.5 vừa qua, hình ảnh rác thải tràn lan, nhếch nhác ở một số điểm du lịch được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Điển hình như biển Hải Lý, Hải Thịnh –Nam Định, Sầm Sơn – Thanh Hóa, Cửa Lò – Nghệ An, Cồn Vành – Thái Bình,... Điều đáng nói là du khách, không chỉ riêng những người ít tuổi, mà ngay cả những người đã lớn tuổi đều vô tư ném, thả từ chai lọ, vỏ bánh, vỏ dừa, bim bim, túi ni lông,... một cách bừa bãi trên bờ biển.
Chị Đào Thanh Thúy (phố Phạm Ngọc Thạch – Hà Nội) bức xúc: “Tôi thấy thật lạ vì chỉ vài ngày trước thôi, khi cá ở các tỉnh miền Trung chết hàng loạt, rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ bày tỏ, kêu gọi bảo vệ biển, bảo vệ môi trường. Nhưng sau mỗi dịp lễ, họ lại thản nhiên xả rác một cách không thương tiếc. Thật đáng xấu hổ!”. Còn bạn Lưu Thảo Trang – sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn lại chia sẻ: “Phát sợ ý thức của người Việt Nam. Trước khi chọn cá, chọn tôm, chọn mực, chọn cua thì làm ơn hãy chọn “sạch” trên cạn trước đi đã”.
Cứ sau mỗi kỳ nghỉ bãi biển lại đầy rác. |
Chuyện về văn hóa ứng xử với danh lam, thắng cảnh và thói quen xả rác bừa bãi không phải mới mà vốn đã là một thói quen xấu, khó chữa của một bộ phận người dân Việt Nam. Đặc biệt là sau mỗi kỳ lễ hội, hình ảnh “người đi, rác ở lại” đã là sự hết sức bình thường ở nước ta. Còn nhớ vào dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Việt Nam, hàng nghìn người đổ ra các tuyến phố được xem diễu binh, diễu hành. Cùng đó, là cảnh xả rác bừa bãi lại tái diễn. Vỏ chai nước suối, túi ni lông, các loại hộp nhựa, giấy,... nằm ngổn ngang trên mọi nơi công cộng,…theo kiểu “mạnh ai người đấy vứt”, “cha chung không ai khóc”. Một Hà Nội nghìn năm tuổi chỉ trong phút chốc đã trở nên xấu xí bởi rác thải vô tội vạ. Không ít khách nước ngoài chứng kiến cảnh tượng này đã phải “mắt chữ A, mồm chữ O” lắc đầu về ý thức của người dân.
Lại nhớ một lần trong quán ăn sáng, tôi nghe thấy một em bé khoảng chừng 5-6 tuổi nói với bố của mình: “Sao bố lại vứt giấy ăn xuống sàn, cô giáo con dạy phải vứt rác vào sọt rác”, nhưng người bố thản nhiên buông câu “lắm chuyện, ăn nhanh lên không muộn học”. Hay có lần một người điều khiển ôtô đang lưu thông trên đường, khi đến đoạn đèn xanh, đèn đỏ, người lái xe ăn mặc lịch sự, bảnh bao hạ kính xe, ném xoẹt một bịch ni lông xuống đường. Rồi còn nhiều hành vi đáng xấu hổ khác như ở đình chùa, di tích, dù có biển “không được xả rác” bừa bãi, nhưng rác vẫn vương vãi khắp chốn linh thiêng.
Cần “rắn” với hành vi vi phạm
Theo Luật sư Phạm Ngọc Minh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Cụ thể, hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định hoặc không đúng quy định về bảo vệ môi trường, bị xử phạt từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng tùy mức độ vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải khôi phục lại tình trạng như ban đầu đối với hành vi này. Tuy nhiên, mức xử phạt này vẫn ở mức “giơ cao đánh khẽ”. |
Quay trở lại câu chuyện của ý thức, chúng ta hãy nhìn ra các quốc gia trong khu vực như Singapore – đất nước nổi tiếng nghiêm khắc về mặt thi hành pháp luật. Tại đây, người xả rác bừa bãi lần đầu sẽ bị phạt tối đa 1.000 đô la Singapore, tái phạm - mức phạt sẽ tăng lên 2.000 – 5.000 đô la Singapore và phải lao động công ích. Người bị phạt sẽ phải làm sạch nơi công cộng, ví dụ nhặt rác tại công viên, đôi khi phương tiện truyền thông địa phương được mời đến để ghi lại sự kiện. Qua đó, tạo cảm giác bị xấu hổ trước công chúng, để nhắc nhở mọi người dân không xả rác bừa bãi. Cách bảo vệ môi trường bằng “kỷ luật thép” chính là mấu chốt khiến ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân đảo quốc sư tử rất cao.
Theo Luật sư Phạm Ngọc Minh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Cụ thể, hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định hoặc không đúng quy định về bảo vệ môi trường, bị xử phạt từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng tùy mức độ vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải khôi phục lại tình trạng như ban đầu đối với hành vi này. Tuy nhiên, mức xử phạt này vẫn ở mức “giơ cao đánh khẽ”.
Mới đây nhất, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phải phát động chương trình “Nâng cao hình ảnh du khách Việt” nhằm xây dựng hình ảnh người Việt Nam văn minh, lịch sự khi đi du lịch nước ngoài, góp phần làm cho hình ảnh của Việt Nam đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Trong đó có hướng dẫn, tuyên truyền để người dân không vứt rác, không khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi, hút thuốc lá ở những nơi không được phép.
PGS.TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hoá và Phát triển - cho rằng, việc áp dụng các biện pháp xử lý cứng rắn như Singapore đối với hành vi xả rác bừa bãi là gợi ý quan trọng trong quản lý môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nóng vội không thể khắc phục được thực trạng nhức nhối này mà phải có nhiều biện pháp tổng hòa, trong đó biện pháp “phạt theo luật” là biện pháp cần phải làm để người dân có lối sống văn minh hơn.
Theo PGS.TS Lê Quý Đức, giáo dục, tuyên truyền nâng cao bắt đầu ngay từ những đứa trẻ cho đến người lớn là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, cần phải “rắn” đối với hành vi vi phạm thì mới hiệu quả. Ví dụ như trường hợp bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm hay cấm người dân đốt pháo,… mà chúng ta đã từng làm “mạnh tay” trước đó. Nếu sự áp đặt theo luật là đúng thì sẽ tự hình thành ý thức bên trong mỗi con người. Đây sẽ là biện pháp để xã hội thêm văn minh có kỷ cương...
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39