Thời cơ từ EVFTA mùa đại dịch
Lao động sẽ nhiều việc hậu đại dịch nhờ EVFTA | |
Công tác “nước rút” cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA đã sẵn sàng | |
Quý I/2020, kim ngạch xuất nhập khẩu Hà Nội giảm mạnh vì Covid-19 |
Một thập kỷ nỗ lực
Nếu tính mốc là tháng 10 năm 2010, thời điểm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Liên hiệp châu Âu (EU) đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) và đạt được kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay, chúng ta đã phải trải qua tròn 10 năm đàm phán đầy hiệu quả và chất lượng.
Doanh nghiệp cần chủ động thay đổi, nắm bắt thời cơ từ EVFTA để phát triển và vượt khó hậu Covid-19 |
Với sự đàm phán nỗ lực không mệt mỏi của nhiều bên, ngày 30/6/2019, tại Hà Nội, Hiệp định EVFTA và IPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư) chính thức được ký kết. Đây là các Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư có mức độ cam kết sâu rộng, toàn diện bao quát hầu hết các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư đến các vấn đề phát triển bền vững.
Qua đó, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU, mở ra chân trời mới cho sự phát triển của hai bên, như nội dung phát biểu của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay sau lễ ký Hiệp định EVFTA và IPA.
Khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu và nhắc lại cuộc gặp bên lề Hội nghị G20 tại Nhật ngày 29/6 và cho biết: "Tôi đã gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Khi đó ngài đã nhấn mạnh ngày 30/6 là ngày đặc biệt mang ý nghĩa lịch sử quan hệ Việt Nam - EU. Hiệp định mở ra chân trời mới cho sự phát triển của hai bên".
Nửa năm sau khi Hiệp định EVFTA được ký kết, ngày 12/2/2020 Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức phê chuẩn Hiệp định, tạo nền tảng mới bền vững cho mối quan hệ Việt Nam - EU. Ngay sau đó, ngày 30/3/2020 Hội đồng châu Âu cũng đã chính thức phê duyệt Hiệp định EVFTA, hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng theo quy trình phê chuẩn nội bộ của EU. Với Hiệp định EVFTA, Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU. Điều này khẳng định vai trò và vị thế địa chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực, khẳng định Việt Nam từ quốc gia đi sau trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã vươn lên trở thành nước đi đầu.
Trước cột mốc mang tính lịch sử khi EVFTA được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, theo các chuyên gia kinh tế, EVFTA khi được thực thi sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ và quy mô hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – EU. Đồng thời, mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân hai bên. Đặc biệt đối với Việt Nam, EVFTA được ví như “đường cao tốc” quy mô lớn khi các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, qua đó đưa hàng hóa Việt Nam đến châu Âu thuận lợi hơn và ngược lại chúng ta cũng sẽ đón dòng vốn đầu tư, hàng hóa chất lượng cao lớn từ châu Âu tràn vào.
Đề cập đến vấn đề này, tại cuộc tọa đàm “EVFTA – Cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam –EU”, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp thì việc tìm giải pháp khắc phục khó khăn, tìm kiếm thị trường mới là một nhiệm vụ rất quan trọng. Chính vì vậy, việc hoàn tất các thủ tục để phê chuẩn Hiệp định EVFTA vẫn được gấp rút triển khai .
Theo đó, Hiệp định EVFTA khi được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định, thì Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam. Hiện tại, Bộ Công Thương đã và đang triển khai liên quan đến bộ hồ sơ trình Quốc hội về việc phê chuẩn EVFTA vào kỳ họp Quốc hội tháng 5 tới đây.
Thay đổi tư duy nắm bắt thời cơ mới
Có thể thấy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cả hệ thống chính trị đều vào cuộc phòng, chống dịch bệnh. Nhưng các thủ tục cuối cùng để trình Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA vẫn đang được gấp rút hoàn thiện. Dự kiến, sau khi được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào kỳ họp tháng 5 tới đây, Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực vào đầu tháng 7/2020.
Khi có hiệu lực, 65% hàng xuất khẩu của châu Âu sang Việt Nam sẽ được miễn thuế ngay lập tức. Số còn lại như xe máy, ô tô, dược phẩm, hoá chất, nông sản...theo lộ trình, sẽ giảm thuế dần trong 10 năm. Về phía Việt Nam, 71% hàng xuất khẩu sang các nước thành viên Liên minh châu Âu cũng sẽ được miễn thuế ngay lập tức. Phần còn lại, thuế cũng sẽ được giảm dần trong vòng 7 năm.
Để chủ động tham gia EVFTA, các ngành sản xuất trong nước cần tập trung hình thành chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa. Muốn vậy, cần sớm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Đồng thời, hình thành và phát huy hiệu quả các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp cũng như các cụm liên kết vùng để các ngành hàng trong nước tận dụng thế mạnh và lợi thế trong bối cảnh hội nhập. |
Nhận định về những cơ hội mà EVFTA mang lại, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trần Quốc Khánh, EVFTA giúp ta có cơ hội tiếp cận thị trường EU với thuế suất ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh. Kết hợp với các cam kết cao về mở cửa đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh, EVFTA sẽ là “cú huých” lớn cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước, từ đó tạo ra năng lực sản xuất mới.
Cùng chung quan điểm trên, theo các chuyên gia kinh tế, sau sự suy thoái kinh tế vì dịch bệnh Covid-19, khi có hiệu lực EVFTA sẽ thực sự là con đường để doanh nghiệp Việt Nam thoát khỏi khó khăn, phục hồi kinh tế.
Bởi lẽ, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 phức tạp như hiện nay, có thể nhu cầu thị trường giữa Việt Nam - EU giảm sút. Nhưng khi dịch bệnh đi qua thì nhu cầu có thể tăng lên nhiều, nhất là vào thời điểm EVFTA có hiệu lực thì sẽ là “cú huých” cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trở lại.
Tuy nhiên, khi thời cơ đến việc có nắm bắt được hay không thì lại phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp. Bởi thực tế, mặc dù được ví như “con đường cao tốc” tạo cú huých cho doanh nghiệp Việt tiến vào châu Âu, nhưng trên con đường cao tốc đó không phải doanh nghiệp nào cũng có thể bước lên nếu không chịu đầu tư, không chịu thay đổi tư duy.
Trong khi đó, để vào được EU việc đầu tiên cần phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp Việt phải thay đổi về nguồn cung nguyên liệu, từ nước ngoài sang nguồn cung trong nước. Tuy giá nguyên liệu trong nước đắt hơn, nhưng điều đó lại giúp các doanh nghiệp có lợi thế khi xuất khẩu hàng sang EU.
Đề cập đến cơ hội cho các doanh nghiệp Việt trước khi EVFTA được thực thi, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho rằng, EVFTA có nhiều thuận lợi để doanh nghiệp phát triển, song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với hàng hóa Việt Nam do EU là một thị trường có mức thu nhập cao, cũng là thị trường có chính sách bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ với những rào cản về kỹ thuật cho sản phẩm nhập khẩu rất lớn.
Chính vì thế, để tăng cường xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận nghiêm túc và đặc biệt là chủ động nguồn nguyên phụ liệu, bảo đảm hàng hóa Việt Nam thực thi đúng cam kết trong EVFTA.
Ngoài ra, để chủ động tham gia EVFTA, các ngành sản xuất trong nước cần tập trung hình thành chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa. Muốn vậy, cần sớm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.
Đồng thời, hình thành và phát huy hiệu quả các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp cũng như các cụm liên kết vùng để các ngành hàng trong nước tận dụng thế mạnh và lợi thế trong bối cảnh hội nhập.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33