Thị trường hoa quả Việt Nam có thêm đối thủ nặng ký
Nhiều người cho rằng, hoa quả Thái Lan cùng với hoa quả Trung Quốc đang tạo ra thế “gọng kìm” kẹp chặt ngành hoa quả nội địa, đồng thời “nhăm nhe” chiếm lĩnh các thị trường xuất khẩu hoa quả truyền thống của Việt Nam, khiến người nông dân, doanh nghiệp lo lắng.
“Đối thủ” mới
Theo thống kê từ Bộ NN&PTNN, tính đến hết tháng 8/2015, sản lượng nhập khẩu hoa quả của Thái Lan vào thị trường Việt Nam ước đạt gần 135 triệu USD, lọt tốp 10 nước cung cấp sản lượng rau quả nhiều nhất vào thị trường Việt Nam. Các mặt hàng hoa quả trọng điểm được Thái Lan đưa vào nước ta chủ yếu là: Xoài, măng cụt, bòn bon, me, chôm chôm, sầu riêng…Với sự đa dạng về mẫu mã, cùng sự “an toàn” vốn có về chất lượng, khi vào thị trường Việt Nam nghiễm nhiên hoa quả Thái Lan được người dân đón nhận một cách nhanh chóng, thậm chí, chỉ sau một thời gian ngắn đã đánh bật hoa quả Trung Quốc vốn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bao năm nay.
Hoa quả Việt Nam đang đứng trước sự tấn công mạnh mẽ từ hoa quả nhập từ Thái Lan |
Chị Hằng, một tiểu thương ở chợ đầu mối Long Biên chia sẻ, khoảng một năm trở lại đây, hoa quả Trung Quốc vẫn về chợ rất nhiều, tuy nhiên hiện nay đang gặp phải sức ép mạnh mẽ từ hoa quả Thái Lan. Hoa quả Thái có mẫu mã rất đẹp, bắt mắt, ăn thường có vị thơm, ngọt nhẹ, giá cả cũng phù hợp với thu nhập của người dân. Ví dụ tại chờ đầu mối vào mùa chính vụ, măng cụt Thái Lan chỉ có giá vào khoảng 10.000 – 12.000đ/1kg, sầu riêng có giá từ 15.000 – 20.000đ/1kg, chôm chôm, nhãn có giá có giá 12.000 – 15.000đ/1kg…vì thế người tiêu dùng dễ dàng đón nhận.
“Việc hoa quả Thái Lan hiện đang dần thay thế hoa quả Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, theo tôi đó một phần là do những “lùm xùm” về chất bảo quản có trong hoa quả, hay những trường hợp ngộ độc thực phẩm khi sử dụng sản phẩm của Trung Quốc, khiến người dân dần quay lưng với những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước này. Mặc dù hiện nay, giá các loại hoa quả của Trung Quốc được bán ở chợ Long Biên chỉ bằng, thậm chí còn thấp hơn so với các sản phẩm tương tự có nguồn gốc từ Thái Lan, nhưng khi nhập hàng các tiểu thương vẫn ưu tiên nhập hàng của Thái Lan hơn vì dễ bán”, chị Hằng cho biết thêm.
Thị trường hoa quả Việt Nam hiện nay xuất hiện thêm “đối thủ” là Thái Lan, không chỉ khiến cho ngành xuất khẩu hoa quả của Trung Quốc ảnh hưởng, mà ngay cả hoa quả Việt cũng không đủ sức cạnh tranh. Theo đánh giá của ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, sở dĩ có điều đó xảy ra một phần là do chính sách phát triển cây ăn quả của Việt Nam đi sau Thái Lan một bước. Thái Lan có diện tích trồng quy mô, áp dụng KHKT biến đổi gen, giống cho năng suất, tạo ra những chuỗi liên kết khép kín...
Thị trường hoa quả Việt Nam hiện nay xuất hiện thêm “đối thủ” là Thái Lan, không chỉ khiến cho ngành xuất khẩu hoa quả của Trung Quốc ảnh hưởng, mà ngay cả hoa quả Việt cũng không đủ sức cạnh tranh. Theo đánh giá của ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, sở dĩ có điều đó xảy ra một phần là do chính sách phát triển cây ăn quả của Việt Nam đi sau Thái Lan một bước. Thái Lan có diện tích trồng quy mô, áp dụng KHKT biến đổi gen, giống cho năng suất, tạo ra những chuỗi liên kết khép kín... |
Bên cạnh đó, hoa quả Thái Lan cũng có mẫu mã đẹp, đồng đều hơn hoa quả của Việt Nam, vì thế không chỉ được người tiêu dùng Việt ưa thích, mà còn được người tiêu dùng của nhiều nước khác lựa chọn. “Ở Việt Nam có nhiều loại giống sầu riêng ngon hơn hẳn của Thái Lan, tuy nhiên họ lại hơn chúng ta về công nghệ giống. Thái Lan đã cho lai tạo ra loại sầu riêng cơm vàng, hạt lép được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra, để vào được thị trường châu Âu, Thái Lan đã nghiên cứu cho ra loại sầu riêng mùi thơm dịu, ngọt nhẹ…điều này ngành trồng trọt của Việt Nam chưa làm được”, ông Dân nói.
Tại sao hoa quả nội yếu thế?
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, không chỉ với hoa quả mà hầu hết các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi mở cửa thị trường đều không, hoặc ít có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại. Nói về độ chăm chỉ, cần cù, tìm tòi cái mới, người nông dân Việt Nam không hề thua kém bất kỳ nước nào trên thế giới, tuy nhiên cái chúng ta thiếu đó chính là một đường lối, chính sách phát triển phù hợp với từng mặt hàng, theo từng thời điểm.
Trước việc hoa quả Thái Lan đang tràn ngập thị trường Việt Nam và trên thế giới, theo đánh giá của ông Ngô Thế Dân, Thái Lan đã có những chính sách và hướng đi hợp lý với sự thay đổi của thị trường. Họ thực hiện sản xuất theo tổ nhóm, hợp tác xã, tạo ra những chuỗi liên kết bền vững từ người trồng đến người tiêu thụ…tạo ra những vùng nguyên liệu rộng lớn, áp dụng KHKT hiện đại vào trồng trọt, giảm được giá thành sản phẩm. Trong khi đó, ở Việt Nam, dù đã có những vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, nhưng vẫn còn nhỏ lẻ và mang tính chất hộ gia đình, vì thế khó áp dụng KHKT hiện đại, do vậy giá thành của chúng ta cao hơn và khó cạnh tranh được với hàng nông sản của Thái Lan nên hoa quả Việt trở nên yếu thế cũng là điều dễ hiểu.
Cùng chung quan điểm với ông Dân, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội chia sẻ, khi Việt Nam mở cửa hội nhập thì chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh. Tuy nhiên để hoa quả Việt Nam cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại nhập, thì ngành trồng trọt cần phải đi theo hướng chất lượng. Việt Nam đang có rất nhiều giống cây có chất lượng như: Xoài cát chu, bưởi da xanh, vú sữa…, chúng ta cần phải phát triển theo hướng tập trung, tạo chuỗi liên kết vùng nguyên liệu, ổn định, tăng cường đầu tư công nghệ chăm sóc theo tiêu chuẩn Vietgap… Có như vậy hoa quả Việt Nam mới cạnh tranh một cách công bằng với sản phẩm ngoại nhập. Nếu không thay đổi, chúng ta không chỉ mất thị trường trong nước, mà còn mất cả những thị trường truyền thống từ lâu.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02
Tỷ giá USD hôm nay (1/11): Đồng USD thế giới giảm, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 01/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (1/11): Giá dầu thế giới tăng, trong nước biến động trái chiều
Thị trường 01/11/2024 07:20
Giá vàng hôm nay 1/11: Vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì sức “nóng”
Thị trường 01/11/2024 06:41
Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng
Thị trường 01/11/2024 06:40
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng
Thị trường 31/10/2024 17:24
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Thị trường 31/10/2024 15:16
Tỷ giá USD hôm nay (31/10): Đồng USD đồng loạt giảm
Thị trường 31/10/2024 07:55