Thế giới 2019 và dự báo cho năm 2020
Dự kiến phóng Vệ tinh Micro Dragon vào tháng 1/2019 | |
Những hình ảnh ấn tượng trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ | |
Nga lần đầu công bố hình ảnh tên lửa hạt nhân mạnh nhất thế giới |
Thế giới năm 2019 vừa đặc biệt lại vừa không đặc biệt so với một số năm trước đó. Nó không đặc biệt ở chỗ biến động thì nhiều nhưng đột biến khiến nó trở nên đặc biệt thì lại không có.
Nó đặc biệt ở chỗ những nhân tố tác động tới những biến động ấy, gây ra chúng hoặc là hậu quả của chúng, đều có thay đổi khá rõ nét nhưng lại không làm cho thế giới năm 2019 trở nên đặc biệt hơn như chúng đã từng đưa lại hiệu ứng ấy nhiều lần trong quá khứ. Bằng chứng cụ thể nhất là diễn biến trong mối quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên, Iran và Trung Quốc.
Nước Anh đang trong quá trình ra khỏi EU |
Mỹ và Iran chẳng phải đã xô đẩy nhau đến ngưỡng của đụng độ quân sự trực tiếp và thậm chí cả chiến tranh hay sao sau khi Mỹ chính thức rút khỏi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran (JCPOA) và áp dụng trở lại những biện pháp chính sách trừng phạt Iran như ở thời trước khi ký kết JCPOA? Nhưng rồi kịch bản tai hại nhất này đã không xảy ra và cho dù mức độ đối địch, thù địch giữa hai bên chưa hề suy giảm, hai bên cũng đã có được thoả thuận về trao đổi tù nhân với nhau. Chưa khi nào giữa hai bên găng nhau đến mức độ như vậy nhưng cả hai đều không đi quá cái gọi là Lằn ranh đỏ và khu vực Vùng Vịnh sôi động nhưng không bị khuynh đảo.
Mỹ và Triều Tiên có được sự kiện lịch sử mới cho mối quan hệ song phương nhưng không có được tiến triển cơ bản nào trong tiến trình đàm phán hoà bình và hoà giải giữa hai bên. Tiến trình này không bị đảo ngược nhưng lại trở nên ngày càng thiếu bền vững trong năm qua. Triều Tiên vẫn phóng tên lửa và Mỹ chưa thay đổi gì trong chính sách trừng phạt Triều Tiên.
Tất cả những diễn biến mới chưa làm thay đổi gì thực trạng quan hệ giữa hai nước, thực trạng tiến trình đàm phán hoà bình và hoà giải nói trên nên có thể nói mối quan hệ song phương này năm 2019 so với năm trước chỉ khác trên danh nghĩa chứ không khác trong thực chất.
Sau 13 vòng đàm phán, Mỹ và Trung Quốc đạt được thoả thuận thương mại. Cả Mỹ lẫn Trung Quốc đề cao thoả thuận ấy thế thôi và chủ yếu để trang trải nhu cầu đối nội chứ bản thân nó quá nhỏ và thiếu tính cơ bản để giải quyết được cuộc xung khắc thương mại giữa hai bên, cũng chưa đủ để đảm bảo là cuộc xung khắc này rồi sẽ được giải quyết trong thời gian tới.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là một trong những điểm nhấn trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2019. |
Bức tranh về tình hình thế giới năm 2019 đan xen những mảng gam mầu tối sáng như thế, tối vẫn còn nhiều và sáng đã có thêm, không cái nào nổi trội đến mức có thể lấn át cái nào. Vì thế mới nói đặc điểm lớn nhất của tình hình thế giới năm 2019 là có nhiều biến động nhưng thế giới không bị bất an và bất ổn về chính trị an ninh thế giới nói chung hơn những năm trước đó.
Có nhiều quốc gia và không ít khu vực như vùng Vịnh, Bắc Phi hay Mỹ Latinh bị rúng động về ổn định chính trị xã hội nội bộ hay an ninh khu vực, đương nhiên có tác động tới chính trị an ninh và ổn định chung trên thế giới, nhưng tác động ấy mới chỉ giới hạn trong phạm vi khuôn khổ quốc gia và khu vực, có ảnh hưởng nhưng không phải sâu sắc gì tới cục diện quan hệ quốc tế trong năm 2019.
Quan hệ giữa các đối tác lớn trên thế giới, đặc biệt các cặp quan hệ song phương giữa bộ ba Mỹ, Nga và Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng lâu nay đã thấy. Cụ thể là giữa Trung Quốc và Nga tiếp tục tốt đẹp và tin cậy, giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga tiếp tục trắc trở, căng thẳng và gay cấn hơn nhưng không bị đổ vỡ, không có triển vọng được cải thiện trong thời gian tới nhưng cũng không có nghĩa về lâu dài cũng vẫn như thế.
Cục diện quan hệ này với diễn biến tới đây như thế vẫn là tác nhân quyết định nhất tới chính trị an ninh thế giới trong năm 2020 và cả nhiều năm sau đấy. EU sa sút vai trò và ảnh hưởng, quá bận rộn với chuyện nội bộ và việc nước Anh ra khỏi EU nên còn đắm chìm lâu nữa trong tình trạng lực bất tòng tâm và bế tắc chiến lược trước những chuyển biến sâu sắc trên châu lục và trên thế giới. Nhật Bản và Ấn Độ nỗ lực trỗi dậy và vươn lên nhưng cũng vẫn còn cần nhiều thời gian nữa để vượt ra ngoài phạm vi ảnh hưởng khu vực để có được vai trò chính trị thế giới.
Quảng trường Thời đại là biểu tượng đô thị của Thành phố New York (Mỹ) |
Không phải Nga hay Trung Quốc mà Mỹ mới là đối tác không ổn định và khó lường nhất trong bộ ba này, bởi tính cách cá nhân và kiểu cầm quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng cũng còn bởi tác động của cuộc bầu cử tổng thống tới ở Mỹ. Ông Trump có nhu cầu dùng đối ngoại phục vụ đối nội nhưng phải lưu tâm hàng đầu tới việc kiểm soát và hạn chế mọi rủi ro đối nội cũng như đối ngoại. Phải sau cuộc bầu cử tổng thống tới ở nước Mỹ thì cục diện các cặp quan hệ này chắc mới có chuyển biến cơ bản trong thực chất.
Nhìn vào châu lục và khu vực châu Âu và Mỹ Latinh mới đáng được đề cập đến hơn cả. Ở cả hai nơi đều thấy có bóng dáng của khủng hoảng chính trị đều có vấn đề giữa người dân và giới cầm quyền, bất kể thuộc quang phổ chính trị nào. Cả hai nơi đều như thể đang ở trước một thời kỳ chính trị xã hội mới và năm 2020 sẽ cho thấy những biến động trong năm 2019 chỉ là nhất thời và hiện tượng hay đã chuyển thành xu thế.
Cuộc bầu cử tổng thống ở nước Mỹ sẽ là tâm điểm chính của diễn biến tình hình thế giới trong năm 2020. Quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga sẽ ra sao; Mỹ với EU và Nato hay các đồng minh và đối tác chiến lược khác sẽ như thế nào; Mỹ sẽ làm gì với những đối tác như Triều Tiên, Iran hay Venezuela, xung khắc thương mại còn đến đâu; Mỹ sẽ rút khỏi thoả thuận hay thể chế đa phương quốc tế nào nữa; Mỹ xử lý tiếp các hồ sơ của Mỹ liên quan đến Taliban và Afghanistan, đến Syria, Iraq và IS theo định hướng gì... |
Thế giới năm 2019 gần như chưa giải quyết được một cách cơ bản những vấn đề đặt ra lâu nay cho thế giới, có tiến triển nhất định trong việc ứng phó thách thức này hay giải quyết vẫn đề kia nhưng đều chưa đủ để được coi là giải pháp. Cuộc đấu giữa bảo hộ mậu dịch và thương mại tự do, giữa chủ nghĩa đa phương và hành động đơn phương, giữa thúc đẩy toàn cầu hoá và chủ nghĩa biệt lập, giữa dân chủ và dân tuý rất quyết liệt và chưa phân định kết cục.
Kinh tế và thương mại thế giới vẫn chưa có lại được nhịp độ tăng trưởng ổn định mà suy giảm. Môi trường kinh tế đối ngoại chung trên thế giới không được thuận lợi cho tăng trưởng của kinh tế và thương mại thế giới. Afghanistan, Syria hay Iraq hoặc Libya vẫn chưa hết chiến tranh và chiến sự cũng như vẫn còn cách xa giải pháp chính trị hoà bình. Công cuộc bảo vệ khí hậu trái đất vẫn còn rất khó khăn và chưa có được sự đảm bảo chắc chắn là sẽ thành công.
Cuộc bầu cử tổng thống ở nước Mỹ sẽ là tâm điểm chính của diễn biến tình hình thế giới trong năm 2020. Quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga sẽ ra sao; Mỹ với EU và Nato hay các đồng minh và đối tác chiến lược khác sẽ như thế nào; Mỹ sẽ làm gì với những đối tác như Triều Tiên, Iran hay Venezuela, xung khắc thương mại còn đến đâu; Mỹ sẽ rút khỏi thoả thuận hay thể chế đa phương quốc tế nào nữa; Mỹ xử lý tiếp các hồ sơ của Mỹ liên quan đến Taliban và Afghanistan, đến Syria, Iraq và IS theo định hướng gì... đều bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống này khi ông Trump cần hoạt động đối ngoại và chính trị an ninh thế giới để phục vụ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống. Các nước trên thế giới đa phần chắc sẽ "kính nhi viễn chi" để chờ kết cục cuộc bầu cử ấy mà suy tính chính sách của họ nói chung và với Mỹ nói riêng.
Thế giới năm 2020 đương nhiên còn nhiều chuyện khác nữa nhưng từ thời điểm hiện tại mà dự liệu thì mọi tiên đoán xem ra sẽ là các vấn để mà thế giới đem theo khi bước vào năm 2020 ít có triển vọng được giải quyết mà tiếp tục dai dẳng giữa dịu bớt đi và trầm trọng thêm nhưng không đến mức đẩy thế giới vào khủng hoảng. Xem ra, thế giới chúng ta đang sống đang có được khả năng đề kháng ngày càng tăng trước cả diễn biến lẫn đột biến.
Đại sứ Trần Đức Mậu
(Nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại Bộ Ngoại giao)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Quốc tế 05/11/2024 19:30
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng
Quốc tế 23/10/2024 15:58
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024
Quốc tế 22/10/2024 22:28
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas
Quốc tế 18/10/2024 07:41
Nổ xe bồn chở nhiên liệu ở Nigeria khiến gần trăm người thiệt mạng
Quốc tế 17/10/2024 06:26
Siêu bão Milton "trăm năm có một" khiến hàng triệu dân bang Florida được khuyến cáo sơ tán
Quốc tế 09/10/2024 19:18
Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi khi giá dầu giảm
Quốc tế 09/10/2024 08:46
Ông Shigeru Ishiba trở thành Thủ tướng thứ 102 của Nhật Bản
Quốc tế 01/10/2024 17:11
Nhật Bản: Ông Shigeru Ishiba trở thành tân Chủ tịch LDP
Quốc tế 27/09/2024 17:07
Đức: SPD giành lợi thế trong cuộc bầu cử tại bang Brandenburg
Quốc tế 23/09/2024 10:46