“Tháng cô hồn”: Nơi né mở hàng, chỗ tăng doanh thu
Tháng 7 âm lịch, theo quan niệm dân gian nhiều người cho rằng đây là thời điểm hạn chế mua bán, giao dịch những vấn đề lớn nếu không cần thiết, do đó luôn là tháng sụt giảm doanh số của một số ngành nghề kinh doanh.
|
Bước vào một đại lý xe máy, chúng tôi ghi nhận hình ảnh trái ngược hoàn toàn với những thời điểm khác trong năm. Các hoạt động chủ yếu là khách đến bảo dưỡng xe chứ số lượng khách đến tìm hiểu, mua xe mới đã giảm hơn so với những tháng trước đó.
Cùng chung tình cảnh khó bán hàng trong tháng 7 âm lịch, quản lý một siêu thị mẹ và bé tại khu vực Hà Đông cho biết, đến hẹn lại lên, tháng 7 tới là lúc doanh thu bán hàng giảm, chỉ các mặt hàng không thể thay thế như sữa, bỉm và đồ cho các bé ngoài một tuổi đạt doanh số, còn lại, đồ sơ sinh giảm tương đối. Có lẽ một phần do quan niệm của bố mẹ không muốn mua sắm những món đồ đầu đời cho bé vào tháng này.
Để kích doanh số, nhiều siêu thị, cửa hàng lớn phải tung ra các chương trình khuyến mại. Nhiều cửa hàng giảm mỗi hóa đơn 50.000 - 100.000 đồng cho những hóa đơn thanh toán trị giá từ 500 nghìn đồng trở lên. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng nhỏ lẻ, thông báo nghỉ bán trong nửa đầu tháng 7 âm lịch.
Tuy nhiên, trái ngược với cảnh vắng vẻ ở các cửa hàng này, những cửa hàng bán đồ ăn chay luôn đông đúc khách. Với quan niệm hạn chế sát sinh các loài động vật để xá tội vong nhân, nhiều gia đình chọn cách ăn chay để tâm thanh tịnh và cầu may mắn. Khác với những ngày mùng một hoặc ngày Rằm thông thường, số lượng thực khách tìm tới những cửa hàng bán đồ chay đều gia tăng trong tháng bảy âm lịch.
Bên cạnh đó, thị trường vàng mã trở nên nhộn nhịp hơn trong tháng 7. Khảo sát tại một số khu chợ ở Hà Nội, cứ dịp tháng 7 âm lịch nhiều cửa hàng bày bán vàng mã từ rất sớm để bắt kịp nhu cầu tiêu dùng tăng cao của khách hàng.
Điển hình, thôn Phúc Am, thôn Duyên Trường (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong số những nơi nổi tiếng ở đất Hà Thành với truyền thống sản xuất đồ hàng mã phục vụ cúng tế.
Đến Phúc Am vào những ngày này mới cảm nhận hết sự nhộn nhịp của làng nghề. Các cơ sở sản xuất đang tất bật hoàn thiện nốt những công đoạn cuối cùng để kịp giao hàng cho khách.
Bà Phạm Thị Thành, người đã gắn bó hơn 10 năm với nghề, cho biết, làm nghề vàng mã nhộn nhịp nhất là vào dịp đầu năm, cuối năm và ngày lễ lớn như Vu Lan… Dự kiến các đơn đặt hàng mùa Vu Lan năm nay sẽ tăng hơn so với năm ngoái chủ yếu là các mặt hàng quần áo, vàng mã.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28