Tạo phúc lợi tốt hơn cho người lao động
CĐ ngành Xây dựng Hà Nội: Trao gửi tình thân đến người lao động | |
Quy định về chăm sóc sức khỏe cho người lao động |
Con cái và nhà ở - niềm đau đáu của công nhân
Vừa kịp đi làm ca về, chị Hà Thị Lương (SN 1984 - công nhân Công ty Daiwa Plastic Thăng Long thuê trọ ở xóm 3, thôn Cổ Điển, xã Hải Bối) khá bối rối trước chuyến thăm bất ngờ của Phó Chủ tịch LĐLĐVN Trần Thanh Hải và Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội Vũ Kim Sơn.
Chị cho biết: “Quê cháu ở Tam Nông, Phú Thọ xuống Hà Nội thuê trọ đi làm công nhân khu công nghiệp với giá 700.000 đồng/tháng, chưa kể điện, nước. Nhà có hai mẹ con, cháu đi làm từ sớm nên gửi con gái 4 tuổi chưa kịp đón về”.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải và Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội Vũ Kim Sơn thăm công nhân khu trọ thôn Cổ Điển, xã Hải Bối. |
Cùng khu trọ với chị Lương, gia đình chị Đặng Thị Thu – công nhân Công ty Nissei quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh “cồng kềnh” hơn khi ngoài 4 người trong gia đình còn có thêm bà nội ra trông con giúp.
Trước sự quan tâm ân cần của Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải, chị Thu mạnh dạn bày tỏ: “Gia đình cháu thuê trọ đã hơn 10 năm tại đây. Xa quê, hai con nhỏ, thu nhập ít ỏi nên không có cách nào khác vợ chồng cháu đành nhờ bà nội lên trông con giúp.
TP.Hà Nội, đặc biệt là Công đoàn các KCN - CX cần có đối thoại cụ thể với chính quyền Thành phố cùng tham gia tháo gỡ, giải quyết các vấn đề về giá điện, giá nước sinh hoạt còn cao; nhà trẻ, trường học chưa đáp ứng nhu cầu; chính sách về nhà ở chưa được quan tâm đúng mức trong khi hơn 120.000 công nhân KCN đang là lực lượng chính gắn bó, cống hiến góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương cũng như với Thủ đô Hà Nội. |
Vì vậy, công nhân chúng cháu chỉ mong có tiền lương cao để hỗ trợ thêm cho cuộc sống, lo cho con cái ăn học và nếu được như vậy, chúng cháu cũng yên tâm cống hiến cho doanh nghiệp”.
Chị Thu cùng bày tỏ thêm mong muốn con chị và các đồng nghiệp khác được hưởng chế độ khai sinh, đi học, khám bệnh, vui chơi… như con em người dân địa phương, không còn phải lo đóng những khoản chênh lệch của tiền học trái tuyến, điều trị vượt tuyến nữa.
Với vợ chồng anh Trần Viết Lượng và Lê Thị Na (công nhân Công ty Nissei, hiện đang thuê trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung) thì nỗi niềm đau đáu nhất vẫn là cố gắng đi làm, dành dụm tiền để cất được căn nhà ở quê.
Chị Na cho biết: Chồng cháu quê ở Thanh Hóa, còn cháu ở Bắc Giang, hai vợ chồng cháu thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, nhưng cố gắng tằn tiện để dành mỗi tháng khoảng 6-7 triệu đồng gửi về quê nhờ ông bà nuôi con giúp và tích cóp để sang năm xây nhà.
“Chắc chắn sẽ phải vay thêm ông bà nội ngoại mới đủ, nhưng có được ngôi nhà của mình là mơ ước của vợ chồng cháu. Bố mẹ chồng cháu đã cho đất, sang năm vợ chồng cháu sẽ xây nhà”- chị Na bộc bạch.
Thăm căn phòng trọ chật chội với giá 500.000 đồng/tháng của vợ chồng anh Trần Văn Chiến (công nhân Công ty ToTo ở thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung), Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐVN Trần Thanh Hải và Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội Vũ Kim Sơn đã ân cần mở tủ lạnh, tủ quần áo để hiểu thêm về đời sống thực tế của công nhân.
Anh Chiến (quê ở Tuyên Quang), thu nhập của hai vợ chồng chỉ khoảng 9 triệu đồng/tháng nhưng mỗi tháng, tiền nhà, điện nước, thuê người trông con đã “ngốn” họ của 3 triệu đồng. Con trai của anh chị sinh thiếu tháng, sức khỏe không tốt, nên hai vợ chồng không dành dụm được là bao.
Trước câu hỏi của Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải về dự định trong tương lai, cũng như nhiều gia đình công nhân khác, anh Chiến tần ngần không dám chắc đến bao giờ vợ chồng mới có được ngôi nhà của riêng mình.
Nhân chuyến thăm, tìm hiểu đời sống công nhân tại 3 khu nhà trọ, Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải đã tặng 3 máy lọc nước phục vụ nước sạch sinh hoạt cho 3 khu trọ, tặng gần 50 suất quà (mỗi suất 200.000 đồng/suất) từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam cho con công nhân khu trọ.
Thay mặt lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, Phó Chủ tịch Vũ Kim Sơn và Công đoàn các KCN - CX Hà Nội cũng tặng quà các công nhân.
Cần tăng cường sự hiện diện của công đoàn tại KCN - CX
Tại 3 khu nhà trọ đến thăm, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải đều có cuộc nói chuyện với chính quyền địa phương và các chủ khu nhà trọ, đề nghị quan tâm, tạo điều kiện tốt hơn nữa đến sự an toàn, an ninh khu trọ, xem xét giảm bớt giá điện, nước sinh hoạt cho công nhân, chăm lo cho con cái có nơi học tập tốt để công nhân yên tâm làm việc…
Phó Chủ tịch cũng mong muốn anh chị em công nhân cần quan tâm giữ gìn sức khỏe để làm việc, cố gắng cho con cái học hành đến nơi đến chốn để sau này có cuộc sống tốt hơn. Đặc biệt, cùng cảnh xa quê, đến thuê trọ cùng khu, anh em công nhân cần đoàn kết, gần gũi, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cùng nhau xây dựng khu trọ văn minh, thân thiện.
Làm việc với LĐLĐ TP.Hà Nội và CĐ KCN - CX Hà Nội, Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải đề nghị: CĐ KCN - CX cần có những hoạt động gần gũi và thiết thực hơn với công nhân, quan tâm đến bữa ăn ca của công nhân để người lao động đủ sức khỏe làm việc.
CĐ cần sớm có sự hiện diện qua việc đặt văn phòng, cử cán bộ thường trực cắm chốt tại các KCN - CX và treo những tấm pano công khai tên, chức danh, điện thoại của cán bộ CĐ KCN - CX để công nhân tiện liên hệ khi cần.
Trong hoạt động công đoàn, CĐ KCN - CX Hà Nội cần phải trợ lực tốt hơn nữa cho các CĐCS trong triển khai nhiệm vụ và hoạt động để công nhân biết đến và hiểu hơn về tổ chức Công đoàn.
“CĐ KCN - CX Hà Nội phải làm sao để công nhân tự nguyện xin gia nhập tổ chức Công đoàn, tự hào khi có tấm thẻ đoàn viên Công đoàn trong tay và tin tưởng vào mình khi họ không may có những vấn đề khó khăn trong công việc và cuộc sống” - Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải đề nghị.
Trăn trở với những tâm tự và nguyện vọng sát sườn của công nhân KCN như việc làm, thu nhập, con cái và nhà ở, Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải đề nghị LĐLĐ TP.Hà Nội, đặc biệt là Công đoàn các KCN - CX cần có đối thoại cụ thể với chính quyền Thành phố cùng tham gia tháo gỡ, giải quyết các vấn đề về giá điện, giá nước sinh hoạt còn cao; nhà trẻ, trường học chưa đáp ứng nhu cầu; chính sách về nhà ở chưa được quan tâm đúng mức trong khi hơn 120.000 công nhân KCN đang là lực lượng chính gắn bó, cống hiến góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương cũng như với Thủ đô Hà Nội.
“Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn cho người lao động” là mục tiêu hành động của Tổ chức Công đoàn Việt Nam trong thời gian tới. Tổng LĐLĐVN mong muốn LĐLĐ TP.Hà Nội, các cấp CĐ Thủ đô, đặc biệt là CĐ KCN - CX Hà Nội sẽ có chương trình, kế hoạch hành động sáng tạo, cụ thể, thiết thực hướng đến người lao động, góp phần cùng tổ chức Công đoàn mang đến cho công nhân lao động có một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Đó cũng là động lực lớn nhất để mỗi người lao động tiếp tục làm việc hăng say hơn, gắn bó với doanh nghiệp” - Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải khẳng định.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21