Tăng thuế xuất khẩu vàng trang sức: Vì sao doanh nghiệp thờ ơ?
Khó đọ sức trên trường quốc tế
Dạo qua các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông, Cầu Giấy,..., chúng ta có thể tìm chọn được nhiều sản phẩm vàng nữ trang nhưng phần lớn đều có hàm lượng vàng dưới 95%. Cụ Nguyễn Văn Đức - một nghệ nhân kim hoàn của doanh nghiệp vàng Thuận Thành cho biết, sản phẩm vàng nữ trang phần lớn có vài “tuổi” cơ bản như: Vàng 18K (75% vàng), vàng 16K (68% vàng), vàng 14K (58,5% vàng),..., chứ không có sản phẩm nữ trang nào có hàm lượng vàng từ 80% – 95%.
"Sở dĩ, người ta thường sử dụng hàm lượng vàng theo lứa tuổi như vậy là để tránh cho sản phẩm bị mềm, bị biến dạng khi sử dụng. Đặc điểm của sản phẩm nữ trang là độ sáng bóng nên hàm lượng vàng khi sử dụng làm nữ trang chỉ cần đủ để giữ màu sắc của sản phẩm. Ngoài ra cần chế thêm các kim loại khác để giữ “phom” và tạo độ cứng cho sản phẩm" - cụ Đức chia sẻ.
Thị trường vàng nữ trang trong nước hiện nay chủ yếu là cuộc đua của 3 Cty lớn: PNJ, SJC và DOJI. Ngoài ra, một số doanh nghiệp (DN) nhỏ khác cũng có làm sản phẩm nữ trang nhưng chủ yếu là gia công nhỏ lẻ chứ không có độ phủ thị trường như 3 DN trên. Mặc dù cả PNJ, SIC và DOJi đều đứng đầu trong các DN trong nước xuất khẩu vàng nữ trang ra thị trường quốc tế, thế nhưng doanh thu từ việc xuất khẩu vàng nữ trang lại không chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu.
Thị trường vàng nữ trang trong nước vẫn nhộn nhịp |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm năm 2014 của nước ta chỉ đạt 0,67 tỷ USD, giảm hơn 2 tỷ USD so với năm 2011 (kim ngạch năm 2011 là gần 3 tỷ USD). Chia sẻ về con số này, ông Phạm Tuấn Anh, nguyên PGĐ chi nhánh Hà Nội Cty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận, nhận định: Sản phẩm vàng nữ trang Việt Nam hiện khó cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, bởi lẽ, thứ nhất, chất lượng sản phẩm vẫn đang bị thả nổi, chưa được kiểm soát về tuổi vàng. Thứ hai, giá bán sản phẩm không thấp hơn, thậm chí còn cao hơn giá sản phẩm quốc tế. Đây chính là hai điểm yếu khiến thị trường vàng nữ trang trong nước khó “đấu” được với thế giới.
“Miếng bánh” nội địa
Thực tế cho thấy, hai yếu điểm mà ông Tuấn Anh đưa ra đối với sản phẩm vàng nữ trang là do sự quản lý và kiểm soát bị “bỏ ngỏ” trong một thời gian dài. Các DN không được nhập khẩu nguyên liệu mà phải mua lại nguyên liệu trôi nổi trong nước. Trong khi đó giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới. Điều này khiến cho sản phẩm vàng nữ trang Việt Nam, khó có thể cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới.
Đó là chưa kể đến việc nguyên liệu vàng không đủ tuổi, hệ thống quản lý và máy móc sản xuất cũ, lạc hậu so với thế giới, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nữ trang. Cho nên, sản phẩm mang chất lượng “nội” nhưng giá bán lại cao hơn giá quốc tế thì khó có cơ hội cho DN sản xuất nữ trang trong nước cạnh tranh.
Ông Tuấn Anh phân tích, kinh doanh vàng nữ trang trong nước đang là miếng bánh giúp các DN vàng bán lẻ và nữ trang chia nhau. Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) siết chặt hoạt động kinh doanh vàng miếng, đồng thời biến vàng miếng SJC thành thương hiệu vàng độc quyền quốc gia, các DN kinh doanh vàng đã phải chuyển hướng mạnh sang vàng nữ trang.
Theo tính toán, các DN sản xuất và kinh doanh vàng nữ trang sẽ thu lãi từ 1,5 – 2 triệu đồng/ lượng vàng nữ trang bán ra. Đó là còn chưa kể đến việc một số DN nhỏ lẻ ăn gian tuổi vàng. Doanh thu từ việc bán vàng nữ trang tại thị trường trong nước chiếm tỷ trọng lớn doanh thu của các DN kinh doanh vàng.
Trước việc có nhiều luồng ý kiến trái chiều về quy định mới trong thông tư 36/2015/TT – BTC, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc siết chặt hoạt động kinh doanh vàng nữ trang của NHNN và Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ được ban hành đã tạo nên sự ổn định của thị trường vàng nữ trang. Còn thông tư số 36/2015/TT-BTC chủ yếu ngăn chặn việc một số DN xuất khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng vàng trang sức, chứ không tác động nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN vàng nữ trang.
Xét ở một góc độ nào đó, thông tư này là một bước đệm giúp ổn định thị trường vàng trong nước, tiến tới việc xuất ngoại cho các sản phẩm vàng trang sức. Vì thế nó không hề gây khó khăn cho các DN sản xuất và kinh doanh vàng nữ trang trong nước bởi góp phần loại bỏ các DN nhỏ lẻ, làm ăn kiểu “chộp giật”, thay vào đó tạo cơ hội cho các DN lớn có thương hiệu phát triển. Chất lượng và tuổi vàng nữ trang từ đó được kiểm soát chặt chẽ hơn. "Đây là một lợi thế giúp các DN lớn trong nước dần lấy lại lợi thế cạnh tranh để hướng tới xuất khẩu sản phẩm vàng trang sức ra thị trường quốc tế" - chuyên gia này nhận định.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35