Tăng cường công tác đảm bảo an toàn đường sắt
Cần hơn 7.300 tỷ đồng để ngăn chặn ‘tử thần’ | |
Kỳ 1: Bao giờ mới chấm dứt? | |
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có hiện tượng bị phá hoại | |
Dự án đường sắt đô thị hiệu quả không đứng ở góc độ tài chính |
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, mặc dù các lực lượng chức năng đã có nhiều động thái chấn chỉnh những vi phạm trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, đoạn chạy qua địa bàn Hà Nội song hễ vắng bóng là những vi phạm lại có chiều hướng tái diễn phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Đường tàu khu vực đoạn Giải Phóng, qua cổng bệnh viện Bạch Mai là ví dụ. Theo ghi nhận, dù các lực lượng chức năng thường xuyên túc trực phân làn, luồng song tình trạng ùn tắc vẫn tái diễn. Các xe taxi thường xuyên đi chậm tại cổng bệnh viện để đón khách. Cảnh lộn xộn, ùn ứ như trên sẽ đặc biệt nguy hiểm khi vào giờ tàu chạy.
Tương tự, tại khu vực “xóm đường tàu” phường Khâm Thiên dù khoảng cách từ tâm đường sắt đến nhà dân chỉ chưa đầy 1m (quy định tiêu chuẩn là 5,5m) nhưng các cửa hàng của các hộ dân ở đây đã tận dụng đường ray tàu để mở hàng quán phục vụ khách hàng vào buổi trưa và chiều.
Cổng bệnh viện Bạch Mai, dù các lực lượng chức năng thường xuyên túc trực phân làn, luồng song cảnh lộn xộn, ùn ứ do xe taxi chạy "rùa bò" vẫn tái diễn. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông mỗi khi đến giờ tàu chạy. Ảnh: Đ.L |
Đáng nói, một số hộ gia đình sinh sống bên cạnh đường tàu còn chăn nuôi gia cầm, để bàn ghế, kinh doanh đồng nát ngay trên đường ray tàu hỏa mà không có bất cứ sự đảm bảo an toàn nào.
Theo tìm hiểu, sau quá trình tuyên truyền vận động người dân lấn chiếm hành lang đường sắt làm nơi kinh doanh, phía Công an phường Khâm Thiên cũng đã quyết liệt vào cuộc. Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn bất cập trong công tác xử lý vi phạm, đặc biệt là về chế tài xử lý với khách thăm quan vi phạm, “lỗ hổng” ý thức người dân…
Được biết, nhằm tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, Ban An toàn giao thông Thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Công văn số 63/BATGT-VP.
Theo đó, tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND, Trưởng Ban An toàn giao thông các quận, huyện có đường sắt đi qua (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh…) quan tâm chỉ đạo các vấn đề liên quan.
Cụ thể, cương quyết không để phát sinh thêm lối đi tự mở; chủ động lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các lối đi tự mở; trong thời gian chờ xóa bỏ, bố trí nhân lực cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
Chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Sở Giao thông vận tải và các doanh nghiệp đường sắt đóng trên địa bàn để thực hiện các biện pháp như: thu hẹp lối đi tự mở, tổ chức cảnh giới; tổ chức giải tỏa hành lang an toàn giao thông bị lấn chiếm nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông đường sắt.
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường sắt và vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn quản lý; xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng phát sinh thêm lối đi tự mở, lấn chiếm hành lang hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, nghiêm cấm các hành vi gây mất an toàn đường sắt như đốt rơm rạ, đào phá nền đường, ném gạch đá vào tàu... tuyên truyền, giáo dục các quy tắc giao thông tại nơi giao cắt đường bộ và đường sắt.
Rõ ràng, để đảm bảo an toàn giao thông nói chung cũng như đảm bảo an toàn hành lang đường bộ, đường sắt nói riêng cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng và quan trọng nhất là sự đồng thuận của nhân dân.
Theo Nghị định 56/2018/NĐ – CP về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt tốc độ cao là 7,5m; đối với đường sắt đô thị là 5,4m; đường sắt còn lại là 5,6m. Nghị định cũng nêu rõ, chiều rộng hành lang ATGT đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra được xác định là 5m đối với đường sắt tốc độ cao, trong khu vực đô thị; 15m đối khu vực ngoài đô thị. Quy định là vậy, nhưng hễ vắng bóng lực lượng chức năng thì vi phạm lại tái diễn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34