Tấm gương của niềm tin và hy vọng
Làm giàu từ nấm Linh Chi đỏ | |
Thần tượng tuổi 23 | |
Đi tìm ánh sáng từ tri thức |
Đỗ Hà Cừ (sinh năm 1984, trú tại số nhà 2 - CL2, tổ 35, phường Trần Lãm, TP Thái Bình) do bị ảnh hưởng chất độc da cam từ bố, đã bị liệt toàn thân suốt 30 năm qua.
Theo bác Nguyễn Thị Kim Sơn – mẹ của Đỗ Hà Cừ lúc sinh ra, Cừ vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng được 4 tháng thì bị phát bệnh, tay chân co lại. Gia đình đã lo chạy chữa cho anh khắp nơi, nhưng mọi thứ vẫn vô vọng. Bác sĩ cho biết, Đỗ Hà Cừ bị di chứng chất độc da cam từ bố mình.
Đỗ Hà Cừ và mẹ. |
Từ đó, Hà Cừ lớn lên trong một thân thể co quắp, nói năng cũng khó khăn. Vì bệnh tật đeo đuổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh nên từ bé, Cừ cũng không thể đến trường như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng anh vẫn khao khát được đi học, được vui đùa cùng bè bạn.
Vì thương con, bác Kim Sơn đã mua sách vở để dạy Cừ từng con chữ, dần dần, Cừ biết đọc, biết viết, làm bạn với những quyển sách. Chàng trai trẻ coi chúng như nguồn sống của chính mình, nếu không có sách, anh hay rơi vào tình trạng cảm thấy mình vô dụng, có lúc muốn quyên sinh.
Cứ thế sách là người bạn đồng hành và đưa chàng trai tật nguyền đến với thế giới. Để thu thập được nhiều sách, Cừ cùng mẹ chủ động xin sách từ nhiều nguồn lập thành một thư viện sách nhỏ, anh đặt tên cho thư viện ấy là “không gian đọc Hy vọng”.
Đỗ Hà Cừ cũng mong muốn từ thư viện của mình sẽ truyền tải đi thông điệp sống tích cực đến mọi người. Nay, thư viện có gần 2.000 đầu sách đủ thể loại, là không gian đọc bổ ích cho các em học sinh và người dân quanh khu vực anh sống.
Bác Kim Sơn cho biết: “Ngày đầu, thư viện chỉ có khoảng 300 đầu sách, dần dần, Cừ đi xin, vận động rồi kết nối với mọi người trên mạng, với mong muốn có đủ sách cho mọi người đọc. Nói thật những ngày đầu, gia đình phải đóng cửa vì hơn 40 người vào đọc nhưng không có đủ sách.
Mở được “không gian đọc Hy vọng”, Cừ vui lắm, vì có nhiều bạn trẻ đến đọc sách, trò chuyện về sách”. Đỗ Hà Cừ luôn bày tỏ những trăn trở của mình về văn hóa đọc ngày nay, anh cho rằng, những bạn trẻ ít đọc sách đi, không phải vì họ không thích đọc sách, mà do không có điều kiện để đọc.
Bên cạnh đó, Hà Cừ còn thường xuyên làm thơ về thế giới xung quanh mình và đặc biệt là về mẹ, người đã luôn ở bên cạnh, truyền cảm hứng sống cho anh. Xã hội phát triển cùng với internet, mạng xã hội, chàng trai tật nguyền cũng học hỏi và làm quen với mạng xã hội. Trên trang cá nhân của mình, hàng ngày anh đăng lên những bài thơ do anh tự sáng tác, những cảm nhận về cuộc sống.
Đỗ Hà Cử chia sẻ: “Có một câu nói mà tôi rất thích, đó là hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Dẫu cuộc đời còn nhiều khó khăn, còn nhiều bất hạnh nhưng chỉ cần bạn không gục ngã và đừng bao giờ từ bỏ khát vọng thì cuộc đời sẽ không quay lưng lại với bạn”.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36