Tai nạn lao động: Bộn bề những nỗi lo...
Đau lòng, những cái chết thương tâm
Sau mỗi năm, ở những bản tổng kết về công tác an toàn, vệ sinh lao động lại có những tín hiệu vui. Ví như năm 2016, riêng về TNLĐ, số vụ, số người chết đã giảm so với năm 2015. Đáng lưu ý, số vụ TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng từ 35 % năm 2015 đã giảm còn 22 % trong năm 2016…Dẫu vậy, TNLĐ vẫn luôn xảy ra và còn đó nhiều cái chết thương tâm…
An toàn lao động luôn được phải đặt lên hàng đầu. Ảnh minh họa. |
Ngay những tháng đầu năm 2017, trên địa bàn Hà Nội, nhiều vụ tai nạn chết người trong lĩnh vực xây dựng cũng đã xảy ra. Đơn cử, đêm 23/3, tại công trường xây dựng, do Công ty CP Sao Ánh Dương làm chủ đầu tư, đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến hai công nhân tử vong. Mới đây, một công nhân tử vong khi đang làm việc tại công trình trên địa bàn quận Cầu Giấy. Nạn nhân tử vong do không được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động và rơi tự do từ tầng 4 của khu nhà...
Trở lại năm 2016, cả nước đã để xảy ra 779 vụ TNLĐ chết người, làm chết 862 người, bị thương nặng 1.952 người. Riêng Hà Nội có 236 vụ tai nạn, khiến 78 người chết, đứng thứ 2 về số lượng người chết do TNLĐ. Năm 2016 cũng để xảy ra nhiều vụ TNLĐ đặc biệt ngiêm trọng.
Ví như, ngày 23-4, tại Công ty thép Việt-Nhật (TP Hải Phòng) đã ra xảy ra vụ nổ lò nấu phôi thép, khiến 4 công nhân bị bỏng nặng. Trước đó, trưa 12/1, tại dây chuyền làm nước mắm của Công ty cổ phần Food Tech - Chi nhánh Phú Yên trong Khu công nghiệp Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa (Phú Yên) xảy ra vụ TNLĐ làm 5 công nhân tử vong, trong đó có một người quốc tịch Thái Lan…
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra TNĐ chết người vẫn được chỉ ra rằng: “….người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; thiết bị không đảm bảo an toàn, người lao động không được huấn luyện an toàn lao động, không được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân…”.
Và con số người chết không dừng ở đó. Bởi lẽ, nhiều vụ TNLĐ chết người, xảy ra với lao động tự do, ở những doanh nghiệp không ký kết hợp đồng lao động…đã bị ém nhẹm. Do vậy, có thể nói năm 2017 và những năm tiếp theo, TNLĐ vẫn còn nguyên đó những nỗi lo…bộn bề.
Thanh tra đã cố gắng, nhưng không xuể…
Khi tham mưu xây dựng dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động, Bộ LĐTB&XH đã đề nghị bổ sung ở mỗi huyện có thêm một thanh tra ATVSLĐ, nhưng chưa được. Trong khi đó, phạm vi thanh tra đã được mở rộng sang lĩnh vực phi chính thức với khoảng 35 triệu lao động. Khối lượng công việc sẽ tăng nhiều...”. |
Có thể khẳng định, những tín hiệu vui có được ở lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, một phần lớn nhờ vào nỗ lực của công tác thanh, kiểm tra của các đơn vị chức năng. Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh thanh tra, bộ LĐTB&XH đã khẳng định: “Năm 2016, chiến dịch thanh tra trong lĩnh vực xây dựng đã có hiệu quả rất rõ, cụ thể đã kéo giảm số vụ tai nạn lao động từ 37% (năm 2015) xuống còn xuống dưới 22% (năm 2016), thậm chí chúng tôi còn kỳ vọng con số này sẽ tiếp tục còn giảm nữa trong năm 2017…”.
Và mới đây, ngày 18/4, tại Vĩnh Phúc, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch thanh tra lao động năm 2017 trên phạm vi cả nước với chủ đề “Tuân thủ pháp luật lao động vì sự phát triển bền vững doanh nghiệp điện tử”. Tại lễ phát động này, ông Tùng còn cho biết thêm: “Năm 2017, chiến dịch thanh tra lao động sẽ tập trung vào lĩnh vực điện tử nhưng không có nghĩa là chúng tôi buông lỏng thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực xây dựng. Đơn cử là hiện chúng tôi đang triển khai 2 đoàn thanh tra về các công trình trong lĩnh vực xây dựng tại Hà Nội”…
Tuy nhiên, để được như kỳ vọng, giảm thiểu TNLĐ xuống mức thấp nhất không bao giờ là điều dễ dàng. Ngay ở nhiệm vụ thanh, kiểm tra, sự thiếu hụt nhân sự đang là vấn đề nan giải. Còn nhớ, năm 2016, lý giải về số người chết do TNLĐ tăng 43 người so với năm 2015, ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội, cho rằng: “Tại Hà Nội, số người trong độ tuổi lao động trên 3 triệu người. Với lực lượng thanh tra hiện nay, chúng tôi tổ chức đợt thanh tra, kiểm tra khó có thể đi đến tất cả các DN…”.
Cùng ý kiến này, đại diện Cục An toàn lao động cho biết: “Khi tham mưu xây dựng dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động, Bộ LĐTB&XH đã đề nghị bổ sung ở mỗi huyện có thêm một thanh tra ATVSLĐ, nhưng chưa được. Trong khi đó, phạm vi thanh tra đã được mở rộng sang lĩnh vực phi chính thức với khoảng 35 triệu lao động. Khối lượng công việc sẽ tăng nhiều…”.
Ngoài công tác thanh, kiểm tra, còn rất nhiều việc cần làm khác. Ví như giáo dục cho người lao động, chủ doanh nghiệp tuân thủ các quy định, pháp luật về lao động cũng không thể coi thường. Một khi, tất cả cùng chung tay vào cuộc…hy vọng TNLĐ được giảm thiểu, đẩy lùi mới trở thành hiện thực.
Hồ Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56