Tái diễn thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại cố định
Bắt đối tượng giả công an để lừa đảo
Thông tin từ Phòng CSĐT tội phạm công nghệ cao (PC50), CATP cho biết, sau một thời gian điều tra, đơn vị này đã bắt quả tang 2 đối tượng là Chang Khai Yeu (Trương Khải Nhạc), SN 1987 và Hsieh Ming Hsin (Tạ Minh Thu) SN 1983, đều là người Đài Loan (Trung Quốc) đang thực hiện hành vi rút tiền bằng thẻ tín dụng mang tên người khác để chiếm đoạt tài sản.
Hai đối tượng Chang Khai Yeu (Trương Khải Nhạc - trái) và Hsieh Ming Hsin (Tạ Minh Thu) tại Cơ quan điều tra |
Kiểm tra 2 đối tượng, cơ quan công an thu giữ 54 thẻ rút tiền các loại do nhiều ngân hàng Việt Nam phát hành; gần 300 triệu đồng tiền mặt do Chang và Hsieh đã dùng số thẻ trên đi rút tại các cây ATM trên địa bàn Hà Nội. Theo CQĐT, cả 2 đối tượng trên là “mắt xích” quan trọng trong đường dây tội phạm giả danh công an, gây ra hàng loạt vụ lừa đảo qua điện thoại cố định, chiếm đoạt hàng tỷ đồng trên địa bàn toàn quốc thời gian vừa qua.
Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, từ đầu tháng 6 đến nay đã xảy ra ít nhất 3 trường hợp bị các đối tượng tội phạm giả làm công an đang tiến hành điều tra các vụ án lớn về kinh tế, hình sự, ma túy… trong đó tội phạm sử dụng tài khoản của chủ thuê bao vào việc phạm tội nên yêu cầu họ nộp tiền vào tài khoản do chúng chỉ định phục vụ điều tra, rồi sẽ trả lại sau 24 giờ… Trên thực tế, khi người bị hại chuyển tiền vào tài khoản sẽ bị đối tượng chiếm đoạt, hoặc chia nhỏ vào nhiều tài khoản khác nhau rồi chuyển ra nước ngoài để thực hiện việc rút tiền.
Thủ đoạn không mới nhưng tinh vi
Là một trong số những nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo trên, bà Nguyễn Thị N., 60 tuổi, ở phường Phương Mai, quận Đống Đa kể: Ngày 20/6, bà nhận được cuộc gọi vào máy điện thoại cố định, một người tự xưng là nhân viên bưu điện VNPT tại TP. Hồ Chí Minh thông báo bà N hiện nợ cước viễn thông với số tiền là: 8.930.000 đồng. Khi bà N. thắc mắc thì được người này hướng dẫn bấm phím “0” để được nói chuyện với CQĐT làm rõ sự việc.
Làm theo hướng dẫn, bà được một người đàn ông khác tự xưng gọi từ cơ quan công an (CQCA) thông báo số CMND của bà đã bị một “trùm” ma túy ở Tp HCM đăng ký tài khoản tại ngân hàng, hiện tại CQĐT đang tiến hành điều tra tìm hiểu. Sau đó đối tượng dẫn dụ bà N chuyển qua liên lạc bằng điện thoại di động, nhận cuộc gọi từ số máy cố định (+83) 923xxxx, đối tượng lại dụ bà kiểm tra số điện thoại 083.923xxxx.
Khi Bà N gọi đầu số 1080 để kiểm tra thì được trả lời đó là số điện thoại của một đơn vị Công an tại TP Hồ Chí Minh. Cho đến lúc này khi bà N đã dần “ngấm” theo những thông tin mà các đối tượng lừa đảo bịa đặt, để chứng minh số tiền trong tài khoản của mình không phải được chia lợi nhuận từ đường dây buôn ma túy bà N. đã gửi số tiền 230 triệu đồng vào tài khoản được chỉ định để để “Cơ quan Công an” xác định nguồn gốc tiền. Tiền chuyển xong, chỉ đến khi rời ngân hàng, bà N. mới ngờ ngợ bị lừa thì đã chuyển muộn, số tiền bà chuyển vào tài khoản theo yêu cầu của đối tượng đã bị rút sạch.
Cũng với thủ đoạn trên, ngày 23/6, ông Nguyễn Văn Đ. 70 tuổi, giáo viên hưu trí, thường trú tại Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội bị các đối tượng “vu” liên quan đến một đường đây ma túy lớn nên cần phải tạm giữ tiền trong tài khoản của ông để điều tra, ông Đ. đã chuyển số tiền tiết kiệm 720 triệu đồng vào tài khoản bọn lừa đảo.
Đại diện phòng CSĐT PC50 cho biết: Thủ đoạn lừa đảo nói trên không phải mới nhưng lại hết sức tinh vi khiến nạn nhân khó phòng bị. Đối tượng xấu sử dụng công nghệ cao thực hiện để giả lập số điện thoại của các đơn vị Công an cấp tỉnh, thành phố. Khi hiển thị trên màn hình, những số điện thoại này bắt đầu từ mã quốc gia (+83), thế nhưng người nghe vì chịu áp lực tâm lý, cộng thêm bị dẫn dắt câu chuyện nên chỉ nhận biết những số cuối, họ tin tưởng rằng mình đang nói chuyện với cán bộ điều tra. Nếu nạn nhân sẵn sàng chi trả tiền để giải quyết sự việc thì sẽ được hướng dẫn chuyển tiền vào một tài khoản nào đó, còn nếu nạn nhân thắc mắc, các đối tượng trên sẽ chuyển sang khai thác thông tin cá nhân nhằm mục đích đánh cắp tiền.
CQCA khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm, không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, số thẻ tín dụng nếu thấy không cần thiết. Cơ quan chức năng khi làm việc với đương sự phải có giấy mời, khi cần tạm giữ tài sản, tiền phải có quyết định hoặc lập biên bản. Tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản theo đề nghị của đối tượng. |
T. Dũng
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Tin nóng 05/11/2024 09:11
Bắt giữ 10 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái trẻ tử vong
Tin nóng 04/11/2024 13:28
Triệu tập nhóm "quái xế" phóng xe bạt mạng tông tử vong người phụ nữ
Tin nóng 04/11/2024 09:59
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
Tin nóng 03/11/2024 19:35
Khởi tố nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang
Tin nóng 03/11/2024 16:30
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin nóng 02/11/2024 14:24
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương
Tin nóng 02/11/2024 14:11
Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC
Tin nóng 02/11/2024 07:31
Tạm giữ gần 3.400 chiếc vợt Pickleball nhập lậu, vi phạm kinh doanh trên Facebook
Tin nóng 31/10/2024 20:37
Lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland
Tin nóng 31/10/2024 15:30