Sau dịch bệnh, có thể mất 1 năm kinh tế mới hồi phục

Tăng trưởng GDP thấp là điều khó tránh khỏi trong năm 2020 khi dịch bệnh Covid-19 đang rất nghiêm trọng. Các gói hỗ trợ của Chính phủ lúc này là điều cần thiết song phải đúng đối tượng.
sau dich benh co the mat 1 nam kinh te moi hoi phuc Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sau dich benh co the mat 1 nam kinh te moi hoi phuc Kinh tế thế giới rơi vào báo động đỏ vì "bão" Covid

Chuyển biến kinh tế phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh

Tại cuộc tọa đàm trực tuyến Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 1/2020 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) ngày 12/4, PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR đưa ra 3 kịch bản cho tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 theo diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Cả 3 phương án đều cho thấy GDP của Việt Nam không đạt được tăng trưởng 6,8% như mục tiêu đặt ra. Điều này cũng đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước dự báo. Ngay cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong báo cáo tại Hội nghị của Thủ tướng với địa phương ngày 10/4 cũng khảng định tăng trưởng GDP năm 2020 sẽ thấp hơn mục tiêu 6,8% đặt ra.

Theo tính toán của các chuyên gia VEPR, ở kịch bản lạc quan nhất (dịch bệnh được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5) GDP năm 2020 chỉ tăng 4,2%. Còn kịch bản kém lạc quan hơn (dịch bệnh chỉ được khống chế trong quý 3/2020) thì GDP chỉ tăng 1,5%. Trong khi đó, kịch bản xấu nhất, tức dịch bệnh chỉ được khống chế vào nửa sau quý 4/2020, GDP thậm chí không những không tăng trưởng mà còn âm 1%.

sau dich benh co the mat 1 nam kinh te moi hoi phuc
Tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm do dịch bệnh.

Theo ông Phạm Thế Anh, trong bất kỳ kịch bản nào, thời kỳ hậu Covid-19 ở Việt Nam, sự phục hồi hoàn toàn của nhiều ngành như hàng không, du lịch hay thời trang xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài cho tới khi thế giới hoàn toàn kiểm soát được bệnh dịch. Dù vậy, theo chuyên gia VEPR, con số tăng trưởng GDP vẫn không phản ánh được hết những khó khăn thật của nền kinh tế do không phản ánh được đầy đủ khu vực phi chính thức vốn bị ảnh hưởng nặng nề hơn hẳn so với những đợt suy thoái trước đây.

Bình luận về kinh tế Việt Nam, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Nếu quý 2/2020, Việt Nam kiểm soát được bệnh dịch và thế giới cũng vậy, có nghĩa số người lây nhiễm và người chết không tăng, thì sau quý 2, bệnh dịch được chặn đứng. Khi đó kinh tế thế giới đi vào hồi phục. Còn cuối tháng 6, Việt Nam cũng như thế giới vẫn chưa kiểm soát thì nền kinh tế chúng ta sẽ còn đối mặt nhiều khó khăn hơn?

Trả lời câu hỏi này, ông Hiếu nhận định: Bối cảnh lạc quan, Việt Nam và thế giới kiểm soát bệnh dịch được vào cuối tháng 6, nền kinh tế bắt đầu tiến trình đi vào hồi phục từ đầu quý III. Tuy nhiên giai đoạn hồi phục rất lâu, ít nhất 6 tháng cho đến 1 năm. Có thể nền kinh tế Việt Nam chỉ trở lại bình thường, ổn định vào trong hai quý sau của 2021. Nhưng ở kịch bản đến cuối tháng 6, dịch bệnh vẫn chưa kiểm soát được thì theo ông Nguyễn Trí Hiếu, kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ đi vào một cuộc khủng hoảng.

“Kinh tế thế giới có nhiều dự báo bị tác động rất mạnh trong năm nay. Nhiều dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng âm”, ông Hiếu nói. Còn với Việt Nam, nếu kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 6 thì 2020 năm 2020 của Việt Nam ở tình trạng tốt nhất có thể tăng trưởng 5%. Nếu không kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 6, dịch bệnh vẫn nghiêm trọng hơn thì nền kinh tế Việt Nam sẽ đi vào một trường hợp rất xấu.

“Nền kinh tế Việt Nam không những không đạt tăng trưởng dương mà còn tăng trưởng âm. Năm ngoái GDP Việt Nam đạt 300 tỷ USD, thì trong kịch bản xấu GDP Việt Nam năm 2020 có thể dưới con số này”, ông Nguyễn Trí Hiếu đánh giá và hy vọng chúng ta có thể kiểm soát dịch bệnh cuối tháng 6. Khi đó nền nền kinh tế Việt Nam vẫn cần ít nhất 6 tháng đến 1 năm để trở lại bình thường.

sau dich benh co the mat 1 nam kinh te moi hoi phuc
Nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã được đưa ra.

Các gói hỗ trợ là cần thiết nhưng phải đúng đối tượng

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng những gói hỗ trợ được Chính phủ đưa ra là cần thiết để người dân, doanh nghiệp tạm thời vượt qua dịch bệnh. Đó là gói hỗ trợ tín dụng 300 nghìn tỷ đồng, gói giãn hoãn thuế và tiền thuê đất 180 nghìn tỷ đồng, gói hỗ trợ giảm giá điện 11.000 tỷ đồng, gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng. Ông Nguyễn Trí Hiếu đánh giá: “Các gói hỗ trợ đó sẽ giúp rất nhiều cho nền kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này”. Các gói hỗ trợ này cũng rất khác với gói kích thích kinh tế sau khủng hoảng kinh tế năm 2009 từng khiến Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát cao vọt, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khốn đốn năm 2011-2012.

Theo TS Nguyễn Đức Thành, gói hỗ trợ lần này của Chính phủ không phải là bơm tiền trực tiếp để kích thích kinh tế, cho nên có thể kiểm soát được lạm phát. Tuy nhiên, cần đưa những gói hỗ trợ đến đúng đối tượng, không nên dàn trải gây lãng phí nguồn tiền; đồng thời không để tình trạng cứu trợ cực đoan khiến tiền chảy vào các thị trường như bất động sản, chứng khoán,... để gây ra nhiều hệ lụy. Cùng quan điểm, PGS.TS Phạm Thế Anh lưu ý các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phải có trọng tâm, tránh dàn trải. Nhiều chính sách như giảm giá điện, tiền thuê đất, giãn thuế… cho các đối tượng mà chưa có phân loại rõ ràng, thì sẽ kém hiệu quả và tốn nguồn lực hơn. Nếu xác định đúng đối tượng hỗ trợ thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra, chuyên gia này cũng cảnh báo tránh tình trạng “ngăn sông cấm chợ cực đoan”, gây tổn hại kinh tế, hoạt động kinh doanh rất nhiều.

“Phòng chống dịch bệnh phải được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế. Bởi không có phát triển kinh tế cũng gây hậu quả nặng nề, hậu quả xã hội rất lớn. Hai nhiệm vụ này phải song hành với nhau. Việt Nam nên có biện pháp thích ứng trong mọi bối cảnh bệnh dịch, không nên cấm đoán cực đoan quá ở những ngành không có bệnh dịch. Những ngành nghề doanh nghiệp có biện pháp phòng bị an toàn thì cần đảm bảo cho họ sản xuất”, ông Phạm Thế Anh nói. “Số lượng doanh nghiệp đang còn hoạt động hiện nay là rất quý, nếu có những biện pháp quá cứng nhắc thì nền kinh tế gặp khó khăn”.

Theo Lương Bằng/vietnamnet.vn

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/tang-truo-ng-suy-gia-m-ho-i-su-c-cho-kinh-te-633166.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vừa phối hợp tổ chức khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí (đợt 1) cho đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi.
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Tại Lễ bế mạc Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể có thành tích xuất sắc; Ban Tổ chức trao cúp vô địch cho đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm.
Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, việc thu hút và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước.
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (đóng tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức Hội nghị người lao động năm 2024

Tin khác

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động