Quan tâm đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Quy định về chấm dứt hợp đồng lao động | |
Doanh nghiệp cần phải đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động | |
Sửa đổi Bộ Luật Lao động: Người lao động sẽ được bảo vệ tốt hơn |
Mở rộng điều chỉnh đến nhóm lao động phi chính thức
Trao đổi về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi (Điều 1 và Điều 2), nhiều đại biểu Quốc hội nhất trí với việc cần mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động.
Việc quy định mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nhằm bảo đảm tốt hơn quyền an sinh xã hội đối với người không có quan hệ lao động, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, thích ứng với tính linh hoạt của thị trường lao động, thúc đẩy áp dụng Bộ luật Lao động đối với người lao động làm việc không có quan hệ lao động và góp phần chuyển dịch lao động từ khu vực không có quan hệ lao động sang khu vực có quan hệ lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, sửa đổi Bộ luật Lao động cần quan tâm hơn đến quyền của người lao động. Ảnh: B.D |
Thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh) đồng tình với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh với nhóm đối tượng không có quan hệ lao động để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động, để người lao động không có quan hệ lao động được áp dụng một số vấn đề tiêu chuẩn, điều kiện, tiền lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội và bảo vệ được một số đối tượng lao động đặc thù.
Trao đổi thêm về vấn đề này, đại biểu Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng: Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, là dự thảo mở rộng đến cả đối tượng người lao động có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động, kể cả khu vực chính thức và khu vực phi chính thức. Theo đó, nội dung Bộ luật Lao động kỳ này điều chỉnh toàn diện cả về tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động đối với lực lượng có quan hệ lao động, số lượng này khoảng 20 triệu người.
Cần nghiên cứu thêm về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Thảo luận về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động quy định tại Điều 35 Dự thảo luật, đại biểu Y Khút Niê (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk) cho rằng: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động được quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động hiện hành năm 2012 với hai điều kiện, đó là phải có lý do và phải tuân thủ thời gian báo trước. Riêng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì chỉ cần báo trước 45 ngày mà không cần phải có lý do.
Đại biểu Y Khút Niê nêu ý kiến: “Theo Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi lần này, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động được quy định ở 2 khoản tại Điều 35 của dự thảo Bộ luật. Khoản 1 gồm 4 điểm có quy định về thời gian báo trước, trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tôi đồng tình. Tuy nhiên, tại khoản 2 gồm 7 điểm, có 2 điểm quy định người lao động không cần báo trước trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương là chưa hợp lý.
Điểm thứ nhất là bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Tôi đồng tình, nếu người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc mà lỗi thuộc về người sử dụng lao động thì người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước. Nhưng nếu lỗi do đồng nghiệp khác thực hiện thì người sử dụng lao động không có lỗi. Trong trường hợp này người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng cần phải phải báo.
Điểm thứ hai là lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan khám, chữa bệnh có thẩm quyền: Việc mang thai, sinh đẻ là quyền của mọi công dân được pháp luật bảo vệ, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của người lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mà không quy định thời hạn báo trước, tôi cho rằng không hợp lý. Tôi thiết nghĩ mọi sự o ép của doanh nghiệp làm tổn hại đến sức khoẻ, tinh thần của người lao động thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Ngược lại, nếu không thuộc về doanh nghiệp thì ta nên quy định cho phù hợp hơn, tránh tình trạng gây khó khăn hoặc tổn hại lớn cho doanh nghiệp nếu họ không chủ động bố trí lao động thay thế”.
“Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định thời gian báo trước đối với người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc hai điểm nêu trên tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật này một cách hợp lý nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của người lao động và của người sử dụng lao động”, đại biểu Y Khút Niê kiến nghị.
Thảo luận về nội dung này, đại biểu Trần Văn Huynh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang) cho rằng: Điều 37 của Bộ luật Lao động hiện hành quy định “quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động phải gồm hai điều kiện: Một, trong những trường hợp nhất định như: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được đảm bảo điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng lao động, không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thoả thuận hợp đồng lao động, bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động. Hai, tuân thủ thời hạn báo trước, riêng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì chỉ cần báo trước 45 ngày mà không cần lý do”.
Tuy nhiên, quá trình tổng kết thi hành Bộ luật Lao động cho thấy, việc đưa ra hai điều kiện nêu trên sẽ gây khó khăn cho người lao động, nhất là các trường hợp mà người lao động căn cứ vào đó thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong một số trường hợp, người lao động rất khó để chứng minh việc mình bị ngược đãi, cưỡng bức lao động, không được bố trí theo đúng công việc, vì vậy, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp này thường khó khăn.
Do đó, đại biểu Trần Văn Huynh đề nghị, cần sửa đổi Bộ luật Lao động theo hướng chỉ cần yêu cầu về thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc bỏ quy định này để đảm bảo quyền được lựa chọn việc làm tốt hơn cho người lao động và phòng, chống cưỡng bức lao động. Bất cứ khi nào người lao động cho rằng người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động hoặc cảm thấy không hài lòng với việc làm hiện tại hoặc tìm kiếm được cơ hội làm việc tốt hơn thì họ sẽ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần có lý do. Người lao động chỉ cần báo trước một thời hạn nhất định để doanh nghiệp chủ động tìm kiếm lao động thay thế.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43