Quản lý thị trường phân bón: Không thể “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”
Trên 20% mẫu phân bón hữu cơ không đạt chất lượng yêu cầu | |
Sai phạm trong cấp chứng nhận phân bón: Người dân có quyền khởi kiện ra tòa |
Với số lượng ấy, phân bón đang tạo ra “ma trận” đối với nông dân, bởi lẽ họ không thể nào phân biệt được đâu là phân bón giả, đâu là phân bón thật. Điều đáng nói, chính do sự buông lỏng quản lý Nhà nước và sự bất cập của cơ chế đã dẫn đến phân bón giả lên ngôi, nhà sản xuất chân chính thua thiệt.
Cụ thể hiện nay, vấn đề quản lý phân bón được giao cho 2 bộ là Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT (Bộ NNPTNT chỉ quản lý 5-8% phân bón hữu cơ, trong khi đó 90% phân bón vô cơ thuộc Bộ Công Thương quản lý). Vì thế, để quản lý tốt hơn vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng cần phải quy về một mối để thuận tiện hơn.
Đưa ra quan điểm về vấn đề này, tại hội thảo về phân bón mới được tổ chức, ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam cho rằng, vấn đề quản lý phân bón cấp Nhà nước chỉ cần một bộ quản lý, tránh tình trạng “Cha chung không ai khóc” như hiện nay. Tuy nhiên, trong khi chờ sự thay đổi, ở cấp tỉnh, thành phố cần tổ chức ban kiểm tra liên ngành gồm Sở Công Thương và Sở NNPTNT thành một ban, thống nhất một quy chế, tiêu chí hoạt động để tiện việc kiểm tra các cơ sở, cá nhân sản xuất kinh doanh phân bón vô cơ và hữu cơ mà không bị coi là chồng chéo và lấn sân, để ngành phân bón thực sự có cơ hội cạnh trạnh và phát triển.
Cạnh đó, về mặt cơ chế theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế có hiệu lực thi hành từ 1.1.2015, các mặt hàng phân bón, máy móc chuyên dùng cho sản xuất phân bón, nông nghiệp, khi nhập khẩu sẽ được chuyển từ danh mục chịu thuế giá trị gia tăng là 5%, sang đối tượng không chịu thuế từ nhập khẩu đến sản xuất và bán ra thị trường. Điều này khiến các DN sản xuất phân bón trong nước bị thiệt. Cụ thể như: Khi mua thiết bị hàng hóa, nguyên liệu sản xuất và các vật dụng đầu vào khác, doanh nghiệp vẫn phải mua với giá thuế chịu VAT, nhưng không được Nhà nước hoàn lại, vì thế, nhiều doanh nghiệp phải tính đưa vào giá thành sản xuất, khiến giá phân bón vẫn bị đẩy lên và phân bón trong nước giảm sức cạnh tranh so với phân bón nhập khẩu.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42