Pín dê, lòng heo… hết đường vào Việt Nam

Không cho phép nhập khẩu nội tạng, phụ tạng các loại động vật từ nước ngoài vào Việt Nam dưới mọi hình thức.
pin de long heo het duong vao viet nam Thu giữ hơn nửa tấn bì lợn, lòng lợn đang bốc mùi hôi, thối
pin de long heo het duong vao viet nam Bắt quả tang hơn 1 tấn lòng lợn ngâm trong hóa chất tẩy trắng
pin de long heo het duong vao viet nam Phát hiện 4 tạ lòng lợn bốc mùi hôi thối đang trên đường tiêu thụ
pin de long heo het duong vao viet nam Thu giữ hàng trăm kg nội tạng lợn không rõ nguồn gốc
pin de long heo het duong vao viet nam

Điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Chăn nuôi do Bộ NN&PTNT chủ trì soạn thảo, đang lấy ý kiến nhấn mạnh đến việc kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, phụ phẩm chăn nuôi từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam (VN). Cụ thể, Điều 81 dự thảo này nêu rõ: Không cho phép nhập khẩu nội tạng, phủ tạng các loại động vật từ nước ngoài vào VN dưới bất kỳ hình thức nào. Không cho phép nhập gia súc, gia cầm sống già, loại thải từ nước ngoài vào VN với mục đích giết mổ lấy thịt.

Ngoài ra, tại Điều 81 của dự thảo Luật Chăn nuôi cũng quy định các sản phẩm chăn nuôi và các phụ phẩm của quá trình chế biến, giết mổ (như chân, cổ, cánh, móng...) khi nhập khẩu vào VN phải được kiểm dịch và thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời, bộ trưởng Bộ NN&PTNT phải tổ chức kiểm tra, đánh giá tại nước xuất xứ về nguồn gốc vật nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi cho nhập khẩu vào VN.

Cấm nhập nội tạng là hợp lý

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Bộ NN&PTNT, giải thích việc đưa các quy định trên vào luật là do các mặt hàng này chất lượng rất thấp, chưa kể mang nhiều nguy cơ chứa chất độc hại.

Thời gian vừa qua, VN nhập khẩu rất nhiều sản phẩm chăn nuôi để phục vụ tiêu dùng, trong đó có nhóm nội tạng, phụ tạng động vật. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tim heo, gan heo, cật heo; xách trâu, bò; dạ dày, tràng, ngẩu pín, tinh hoàn, tim gà, mề gà... với giá rất rẻ, được tiêu thụ phần lớn ở các điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống.

pin de long heo het duong vao viet nam

Được coi là món khoái khẩu nên nội tạng được nhập về Việt Nam ngày càng nhiều. Ảnh: HTD

“Đối với động vật sống, VN đã từng nhập khẩu bò già tám tuổi từ Úc và gà đầu trọc - là loại gà đẻ trứng đã khai thác hết, thường gọi là gà loại thải, lượng kháng sinh tồn dư còn rất nhiều. Cho nhập những mặt hàng này không chỉ gây áp lực lên ngành chăn nuôi trong nước mà còn ảnh hưởng sức khỏe đối với người tiêu dùng trong nước” - ông Vân nhấn mạnh.

Nhiều trang trại, doanh nghiệp lẫn hiệp hội ủng hộ quy định mới trên. Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, cho rằng nội tạng, phủ tạng chứa nhiều hàm lượng cholesterol; khả năng tồn dư các độc tố rất lớn, không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Không chỉ vậy, việc nhập nội tạng nếu không kiểm soát tốt còn có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan cho gia súc, gia cầm, ảnh hưởng tới chăn nuôi trong nước.

“Chúng ta xuất khẩu thịt rất khó trong khi nhập khẩu lại quá dễ dàng. Do vậy, cần phải có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý. Gà loại thải dư lượng kháng sinh tồn dư nhiều, ở các nước gọi là rác hoặc làm phân bón nên không cho phép nhập để giết mổ lấy thịt là đúng. Các nước bỏ đi thì không có lý do mình lại cho nhập khẩu. Thực tế đã chứng minh gà loại thải giá rẻ như cho, có thời điểm nhập về chưa tới 20.000 đồng/kg đã cạnh tranh không công bằng với gà trong nước” - ông Ngọc chia sẻ.

Lo vướng quy định quốc tế

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho hay hiện nay giá heo hơi vẫn quanh quẩn mức giá 26.000 đồng/kg, người nuôi vẫn lỗ nặng 500.000-1 triệu đồng/con. Trong khi đó hiện nay VN vẫn cho nhập khẩu rất nhiều nội tạng, phụ phẩm và động vật sống già, loại thải nên áp lực càng lớn.

Do vậy theo ông Công, nếu quy định không cho phép nhập nội tạng, gà loại thải được đưa vào luật thì là điều đáng mừng cho người dân lẫn doanh nghiệp. “Nội tạng và phủ tạng cận đát, hết đát, bẩn, hôi thối nhập khẩu… vẫn thường xuyên bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt” - ông Công dẫn chứng.

Tuy vậy, ông Công phân vân quy định cấm nhập nội tạng liệu có phù hợp với quy định quốc tế hay không. Bởi trước đây ngành chăn nuôi từng kiến nghị không cho phép nhập khẩu nội tạng, phủ tạng vào nước ta nhưng vướng các hiệp định thương mại.

Cụ thể, các nước thành viên WTO, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn có thể “trả đũa” vì cho rằng nước ta đã vi phạm quy định của Hiệp định Kiểm dịch động, thực vật khi cấm nhập nội tạng. Ngoài ra, một số nước xuất mặt hàng này lập luận hàng của họ đảm bảo chất lượng nên không được cấm.

Đề cập đến vấn đề này, ông Vũ Văn Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT, cho hay trên thế giới cũng có nước cấm, có nước vẫn cho nhập nội tạng. VN có thể đưa quy định không cho phép nhập nội tạng và gà loại thải vào luật. Nhưng phía cơ quan, ban, ngành liên quan cần chứng minh về việc đưa ra quy định này để các tổ chức như WTO, các nước có hiệp định thương mại với VN thấy thuyết phục.

“Ví dụ phải chứng minh nội tạng, gà loại thải nhập về chứa nhiều chất độc hại, dư lượng kháng sinh cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nguy cơ dịch bệnh, cạnh tranh thương mại không công bằng… Bên cạnh đó VN có thể đưa ra nguyên nhân không cho phép nhập trong các văn bản dưới luật và có thông báo cho các tổ chức, các nước trên thế giới biết” - ông Minh nói.

Nhập hàng ngàn tấn phụ phẩm heo mỗi năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2016 lượng thịt heo các loại được nhập khẩu về VN đạt 39.400 tấn, trị giá 44 triệu USD. Trong đó, phụ phẩm sau giết mổ của heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh hơn 27.000 tấn, trị giá gần 25 triệu USD.

Tính từ đầu năm đến ngày 15-3, cả nước nhập khẩu gần 41.000 tấn thịt các loại. Trong đó lớn nhất là thịt gà với 20.600 tấn, chiếm tỉ trọng hơn 50% tổng lượng thịt các loại nhập khẩu về VN, trị giá gần 19 triệu USD. Đứng thứ hai là thịt trâu bò các loại với 11.800 tấn, chiếm tỉ trọng 29%, trị giá 35 triệu USD.

Riêng thịt heo, tính đến 15-3-2017, cả nước nhập khẩu gần 7.800 tấn thịt heo các loại. Trong đó phụ phẩm sau giết mổ của heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được nhập về nhiều nhất với 5.400 tấn.

Theo số liệu của Cục Thú y, lượng nội tạng nhập vào VN chủ yếu từ Mỹ, Úc, Ba Lan… Đó là chưa kể lượng nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc.

Nhiều nước làm phân bón

Nội tạng động vật, phủ tạng là các cơ quan nội tạng và ruột của một con vật bị xẻ thịt không bao gồm thịt và xương. Người phương Tây nói chung thường chỉ ăn thịt và da động vật, phần nội tạng bên trong bị vứt bỏ hay làm thức ăn cho gia súc. Với bộ phận nội tạng không sử dụng trực tiếp cho con người hoặc động vật thì thường được xử lý trong nhà máy sản xuất phân bón hoặc nhiên liệu.

Trong khi đó, tại nhiều nước Á Đông trong đó có VN, không ít món ăn được chế biến từ nội tạng. Nhiều người Việt coi nội tạng là món khoái khẩu và cho rằng nội tạng động vật bổ dưỡng hơn nhiều phần thịt và da, tuy nhiên nhiều chuyên gia lại cho rằng ăn nhiều nội tạng không tốt cho sức khỏe.

Theo Quang Huy/Pháp luật Tp HCM

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động