Phương án tiết kiệm ngân sách
Hà Nội thí điểm khoán kinh phí xe công: Bước đột phá về cải cách | |
Biện pháp tiết kiệm ngân sách hữu hiệu |
Theo Bộ Tài chính, ngoài việc tiếp tục điều chỉnh định mức sử dụng xe theo định hướng đến năm 2020 giảm khoảng từ 30- 50% số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung của các bộ, ngành, địa phương thì điểm mới của dự thảo lần này quy định việc thực hiện quản lý đầu xe theo phương thức tập trung, giao cho một đơn vị quản lý để bố trí sử dụng đúng tiêu chuẩn, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Khoán xe công góp phần tiết kiệm ngân sách (ảnh VNN) |
Theo đó, việc bố trí xe ô tô phục vụ công tác được áp dụng theo một trong ba hình thức: Trang bị xe ô tô; khoán kinh phí sử dụng xe ô tô; thuê dịch vụ xe ô tô. Tuy vậy, phương án khoán xe công vẫn được cho là quy định chặt chẽ hơn trong quản lý, sử dụng xe ô tô. Và để thực thi nghiêm chế độ khoán, dự thảo Nghị định quy định chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô bắt buộc đối với một số chức danh và cách xác định mức khoán phù hợp với thực tế của từng bộ, ngành, địa phương một cách rõ ràng. Đồng thời, sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội có cơ chế sắp xếp lao động dôi dư như lái xe…
Ngoài những nội dung đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng xe ô tô, tại dự thảo đưa ra hai phương án xác định mức khoán là khoán gọn kinh phí sử dụng xe ô tô và thanh toán theo thực tế. Theo ban soạn thảo, việc quy định này thể hiện sự linh hoạt trong cơ chế, chính sách giúp cho các đơn vị sử dụng xe công căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị mình để chọn phương án áp dụng phù hợp, hiệu quả trong việc ngăn chặn lạm dụng quản lý và sử dụng tài sản công, nâng cao tính công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và công bằng trong quản lý sử dụng tài sản công; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát quản lý.
Cũng theo Bộ Tài chính, căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe, các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, UBND cấp tỉnh xác định số lượng xe được trang bị, số lượng xe dôi dư chậm nhất sau 6 tháng và hoàn thành việc xử lý xe dôi dư theo quy định chậm nhất 12 tháng kể từ ngày nghị định có hiệu lực.Về số xe dôi dư sẽ điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn thiếu xe so với tiêu chuẩn, định mức hoặc thay thế xe cũ; hoặc bán đấu giá theo quy định.
Các chuyên gia cho rằng, việc siết chặt quản lý xe công bằng hình thức khoán kinh phí sẽ góp phần tiết kiệm cho ngân sách quốc gia cả nghìn tỷ đồng mỗi năm. Nếu không có gì thay đổi, dự kiến dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ trong tháng 9 hoặc tháng 10/2017.
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Doanh nghiệp 05/11/2024 15:06
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28