Phòng tránh bạo lực gia đình trong CNLĐ
Bạo lực vì mất việc…
Tại diễn đàn “Phòng, chống bạo lực gia đình trong CNLĐ” do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tổ chức chiều ngày 1/12, tại Cty TNHH Yamaha motor VN (KCN Nội Bài, Sóc Sơn), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng cho biết, bạo lực gia đình (BLGĐ) đang có chiều hướng gia tăng với nhiều hình thức khác nhau và hầu hết đều là nam giới bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Do cuộc sống khó khăn, áp lực công việc nên các vụ bạo lực xảy ra nhiều với các gia đình CNLĐ trẻ. Cũng tại diễn đàn, con số hơn 13.300 vụ BLGĐ xảy ra chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 đã khiến hơn 500 CNLĐ tham dự giật mình. Trong số các vụ BLGĐ trên, người bị xâm hại là nữ từ 16-59 tuổi là hơn 10.850 vụ; trẻ em 1.627 vụ, người cao tuổi 1.085 vụ. Bạo lực thân thể chiếm nhiều nhất: 8.137 vụ; bạo lực tinh thần: 3.390 vụ; bạo lực tình dục: 271 vụ; bạo lực kinh tế 1.764 vụ…
Vợ chồng chị Phạm Thị Mai cùng làm công nhân nhưng chồng của Mai vừa bị mất việc do Cty cắt giảm nhân công. Không tìm được việc làm mới, chồng chị Mai chán nản sinh cáu gắt, thường xuyên nhậu nhẹt, cờ bạc. Mọi đồ đạc có giá trị trong nhà, chồng chị Mai đem bán hết. Trong một lần thua bạc, anh ta định mang chiếc xe máy – phương tiện đi lại duy nhất của hai vợ chồng đi bán, chị Mai ngăn lại thì bị chồng đánh đến đa chấn thương và phải nhập viện.
Nguyễn Thu Hà, công nhân đang làm tại khu CN Bắc Thăng Long tiếng có chồng nhưng vẫn phải nuôi con một mình vì chồng thất nghiệp bỏ nhà đi cờ bạc. Đã vậy, khi về nhà xin tiền vợ không được anh ta liền thượng cẳng chân hạ cẳng tay. “Cuộc sống công nhân xa nhà đã vất vả lại nơm nớp lo chồng đánh đập, không biết em còn chịu đựng được đến khi nào”, Hà chia sẻ.
Trong thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đăng tải nhiều vụ BLGĐ nghiêm trọng. Mất việc, làm việc căng thẳng, không có tiền, ốm đau, cờ bạc, nghiện ma túy, lạm dụng bia rượu, ghen tuông… là những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ BLGĐ trong CNLĐ. Điều đáng lo ngại có nhiều vụ việc nghiêm trọng, nữ công nhân bị chồng đánh bầm mặt, phải xin nghỉ làm một vài ngày, thậm chí phải nhập viện, nhưng số chị em nhờ cơ quan chức năng giải quyết lại rất ít. Hầu hết các nạn nhân đều có tâm lý cam chịu, không muốn tố cáo, sợ “vạch áo cho người xem lưng”, “xấu chàng hổ ai”. Nhiều nạn nhân lại coi các vụ BLGĐ chỉ là “chuyện của gia đình”.
Vai trò của công đoàn
Diễn đàn “Phòng, chống bạo lực gia đình trong CNLĐ” được tổ chức tại Cty TNHH Yamaha Motor VN có khẩu hiệu “Đừng vung tay – hãy cầm tay”. Tại diễn đàn, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đã trao đổi với NLĐ về các biện pháp để giúp gia đình luôn giữ được ngọn lửa ấm áp, bình yên; việc phòng tránh các xung đột gia đình dẫn đến bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái… Sau khi tham dự diễn đàn, Nguyễn Thị Dung, Cty Yamaha motor VN tâm sự: “ Tôi từng chứng kiến một người bạn cũng là CN thường xuyên bị chồng bạo hành. Nhìn bạn mà tôi sợ lấy chồng. Tuy nhiên sau khi tham dự diễn đàn, tôi không còn “sợ” nữa, các chuyên gia đã bổ sung cho tôi kiến thức về việc phòng tránh BLGĐ. Tôi đã biết được những quy định của pháp luật về quyền của phụ nữ, trẻ em, về sự chung tay của mọi thành viên trong gia đình, sự quan tâm, chia sẻ quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện các chức năng gia đình…”.
Bà Vũ Thùy Linh – Trưởng ban Nữ công CĐCS Cty TNHH Yamaha Motor VN cho rằng, diễn đàn đã giúp NLĐ hiểu thế nào là BLGĐ. Các công nhân nam đã nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, tránh để xảy ra BLGĐ, còn công nhân nữ thấy được tầm quan trọng, vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình… Đặc biệt, NLĐ đã nhận ra được sự quan tâm của tổ chức CĐ không chỉ là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ mà còn chăm lo đời sống tinh thần cho họ.
Thời gian qua các cấp CĐ đã chú trọng tuyên truyền về bình đẳng giới cho CNLĐ trong các buổi sinh hoạt định kỳ, hoặc chuyên đề có cả nam và nữ. “Việc tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình rất cần cho nam giới, bởi có như vậy nam giới mới hiểu về luật, hiểu những tâm tư, tình cảm của phụ nữ. Trong thời gian tới, CĐ các khu CN và CX Hà Nội tiếp tục tập trung công tác tuyên truyền nhiều hơn nữa đến bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình trong CNLĐ đặc biệt cho nam công nhân”, ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch Công đoàn các Khu CN và CX Hà Nội chia sẻ
Theo luật sư Nguyễn Quang Hưng (Văn phòng luật sư NH Quang và các cộng sự), số liệu từ Bộ Lao động TB & XH cho thấy, 58 % phụ nữ đã từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời. 87% nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công. 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em nữ trung bình mỗi năm. 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân chính do bạo lực gia đình trung bình mỗi năm trên cả nước. 27% phụ nữ bị ngược đãi, nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hàng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. 2 đến 3 ngày lại có một người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình. |
Lâm Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21