Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Bắt đầu từ tư duy của người dân
Sẽ tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng chuyên canh | |
Phát triển nông nghiệp cần quy trình sản xuất mới |
Công nghệ thông tin góp phần tăng năng suất
Theo các chuyên gia trong ngành nông nghiệp, việc áp dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp người dân giảm chi phí, nhân công mà còn nâng cao năng suất cây trồng. Tại Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp mới đang ở giai đoạn chập chững. Trong đó, CNTT và truyền thông mới được ứng dụng trong việc sản xuất cây trồng các mô hình nhà màng, bao gồm hệ thống tự động hóa điều khiển, hệ thống điều khiển tưới kết hợp với bón phân, hệ thống điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ…Nó xuất hiện nhiều trong hệ thống quản lý theo chuỗi mà các tập đoàn, công ty lớn đang đầu tư vào ngành nông nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp để phát triển bền vững. |
Tại hội thảo “Sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn”- ông Ngô Văn Hùng (Tổng thư ký Hội đồng khoa học, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) cho rằng, hiện nay, việc kết hợp CNTT và sản xuất nông nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho người dân dễ dàng theo dõi tiến độ mùa vụ, xác định giai đoạn sinh sản của cây trồng để tính đúng, tính đủ nhu cầu nước, phân bón, đồng thời đánh giá được mức độ nhạy cảm của cây trồng với các loại sâu bệnh… “CNTT là cơ hội để cho người nông dân trở thành doanh nghiệp số, góp phần đưa năng suất cây trồng tăng lên, để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, cho đến nay việc ứng dụng CNTT vào nông nghiệp tại Việt Nam “chỉ mới bắt đầu”, chủ yếu ứng dụng trong các cơ quan quản lý ngành. Một số năm trở lại đây đã có vài doanh nghiệp lớn đã ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp như: Vinamilk, TH True Milk, VinEco... Còn đối với đa số nông dân, việc ứng dụng CNTT vẫn là câu chuyện của tương lai” - ông Hùng cho hay.
Tạo sự liên kết để đột phá
Theo nhận định của các chuyên gia nông nghiệp, cũng như các chuyên gia trong ngành CNTT, Việt Nam hiện là một trong những nước có tỉ lệ người dân sử dụng internet phát triển nhanh nhất thế giới. Việc kết nối internet cáp quang đã được kéo đến tận các huyện, xã vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, tỉ lệ người dân sử dụng điện thoại di động cũng gia tăng nhanh chóng, đây là một trong những thuận lợi rất lớn để người dân ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất hiện nay đó là dân trí ở nông thôn còn thấp, số người truy cập mạng internet và sử dụng điện thoại di động rất lớn, nhưng lại chưa xử dụng hết tính năng của loại công nghệ này vào sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn vốn hạn chế cũng là một trong những khó khăn ngăn chặn sự tiếp cận CNTT của người dân, doanh nghiệp đối với việc phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng cho hay, hiện việc ứng dụng CNTT vào phát triển nông nghiệp công nghiệp cao là một trong những hướng đi giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT như thế nào cho hiệu quả là bài toán hết sức nan giải. “Để người dân có thể áp dụng tốt CNTT vào sản xuất nông nghiệp, trước hết cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo về CNTT cho đội ngũ kỹ sư nông nghiệp. Không ai khác, chính đội ngũ này sẽ đưa kiến thức CNTT đến đông đảo nông dân. Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, giới thiệu mô hình, công nghệ để người dân áp dụng. Đồng thời quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, loại bỏ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún” - bà Hằng nói.
Cũng theo bà Hằng, việc ứng dụng công nghệ cao đang là nhu cầu tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Song hiện nay, việc áp dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang phát triển theo hướng mạnh ai nấy làm, mạnh đâu phát triển đó. Vì thế, để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp bền vững, hơn lúc nào hết các cấp, các ngành cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong việc giải bài toán liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân.
CNTT không tác động trực tiếp lên giá trị sản phẩm nông nghiệp, nhưng lại tác động gián tiếp và đem lại lợi ích lâu dài. Tuy nhiên, nếu áp dụng CNTT vào sản xuất, phân phối sản phẩm nông nghiệp một cách hệ thống, đúng hướng thì kết quả thu được là rất lớn trên nhiều mặt, không chỉ là gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp hay tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tiến tới nền nông nghiệp điện tử. Khi đó, người dân sẽ quản lý quá trình sản xuất tốt hơn, đúng theo các tiêu chuẩn thông dụng hiện nay như: VietGAP, GlobalGAP, hỗ trợ cho việc xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu. |
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35