Phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ công nhân
Hướng tới xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật cao | |
Hướng tới xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật cao | |
Tập trung chăm lo toàn diện cho đội ngũ công nhân |
Đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
Theo tư liệu lịch sử, Công đoàn (CĐ) Việt Nam, tiền thân là tổ chức Công hội Đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28/7/1929 tại số nhà 15, Phố Hàng Nón, Hà Nội. Thời điểm này, cuộc khủng khoảng kinh tế các nước tư bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến nước Pháp và thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam.
CNLĐ Thủ đô tuyệt đối tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng |
Hàng vạn công nhân không có việc làm, chính quyền thuộc địa trút mọi hậu quả của khủng hoảng kinh tế lên đầu nhân dân Việt Nam mà trước hết là công nhân và nông dân. Trong điều kiện đó, Công hội Đỏ đã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức CNLĐ liên tục đấu tranh chống áp bức bóc lột.
Công hội Đỏ lãnh đạo công nhân đoàn kết, cùng nhân dân lao động đấu tranh trong cao trào cách mạng 1930 – 1931, với trận ra quân đầu tiên của công nhân Nhà máy Xe lửa Trường Thi, Nhà máy Cưa, Nhà máy Diêm Bến Thuỷ (thành phố Vinh – Nghệ An) đúng vào ngày 1 tháng 5 năm 1930. Giai đoạn 1932 – 1935 là giai đoạn đầy thử thách ác liệt, tuy vậy Công hội Đỏ đã đóng vai trò xuất sắc trong cuộc vận động công nhân đấu tranh, góp phần củng cố lực lượng, từng bước gây dựng lại phong trào.
Nỗ lực nâng cao tay nghề để tăng năng suất lao động góp phần xây dựng đất nước và Thủ đô giàu mạnh |
Khi điều kiện khách quan cho phép, tổ chức Công hội kịp thời nắm bắt và lãnh đạo phong trào công nhân, thúc đẩy các cuộc đấu tranh lên một quy mô rộng lớn trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936 – 1939. Đầu năm 1937, công nhân đấu tranh sôi sục đòi quyền tự do lập nghiệp đoàn.
Ở Hà Nội, Sài Gòn, Vinh…nhiều nghiệp đoàn được thành lập và hoạt động công khai, báo chí được xuất bản và công khai tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin. Chưa giành được quyền tự do nghiệp đoàn đều khắp, thì công nhân thành lập Hội Ái hữu thay thế. Nên tên gọi tổ chức của công nhân lúc này thường mang tên tổ chức song trùng là “Nghiệp đoàn – Ái hữu”.
CNLĐ Thủ đô chung tay xây dựng Thành phố ngày càng phát triển. Ảnh L.Hà |
Giai cấp công nhân dưới sự tổ chức, vận động của Hội Ái hữu thời kỳ 1936 – 1939 đã tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp kết hợp với hoạt động bí mật để phát triển tổ chức và đấu tranh. Đây là một thời kỳ vận động cách mạng sôi nổi và thắng lợi chưa từng thấy dưới thời Pháp thống trị, nhằm đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
Năm 1939, lấy cớ phục vụ chiến tranh, bọn phản động thuộc địa ban hành nhiều chính sách cưỡng bức lao động. Công nhân bị ép buộc đi xây dựng đường chiến lược, pháo đài, giao thông hào. Ngày 28/9/1939, thực dân Pháp ra sắc lệnh giải tán các Hội ái hữu, bắt trên 2.000 hội viên. Ngày 10/11/1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tăng giờ làm việc, 60 giờ đối với công nhân nam, 54 giờ/tuần đối với công nhân nữ và trẻ em và còn đe doạ tăng lên 72 giờ/tuần đối với một số xưởng kĩ nghệ có liên quan đến chiến tranh.
Tổ chức CĐ Thủ đô đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”… gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. "Thông qua các phong trào đã động viên công nhân, lao động nỗ lực nâng cao trình độ, kỹ năng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô và đất nước"- Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến khẳng định. |
Số quyền lợi ít ỏi về chế độ lao động và tự do, dân chủ mà công nhân giành được trong cao trào 1936 -1939 đã bị bọn phản động thuộc địa thủ tiêu. Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng quyết định thành lập “Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương”. Tổ chức “Hội công nhân phản đế” chủ trương tổ chức các nhóm 3 người gọi là “Tam tam chế” do một đảng viên phụ trách, với nhiệm vụ là đấu tranh bảo vệ lợi ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng giai cấp và dân tộc.
Trong điều kiện ấy, các cuộc bãi công vẫn nổ ra; từ giữa năm 1939 đến giữa năm 1940, công nhân còn lợi dụng Hội đồng hòa giải để đấu tranh hợp pháp chống các hành động bóc lột, đàn áp của giới chủ tư bản. Theo thống kê, Hội đồng hoà giải đã phải giải quyết 1.647 vụ xung đột cá nhân và 100 vụ xung đột tranh chấp tập thể.
Cuối năm 1940, Nhật kéo quân vào Đông Dương, tình thế cách mạng chuyển sang một bước mới. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng (tháng 5-1941) quyết định thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh); “Hội công nhân phản đế” đổi tên thành “ Hội công nhân cứu quốc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc Kì, Trung kì, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai...
Bước sang năm 1941, các nơi đã xuất hiện hình thức tiền vũ trang của công nhân. Ngoài các cuộc đấu tranh chống sự bóc lột về kinh tế của chủ tư bản, phong trào đấu tranh của công nhân đã mang nội dung chống phát xít, chống chiến tranh tiến tới thành lập các tổ chức tự vệ vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
Năm 1942, một số cuộc bãi công có quy mô lớn như: Cuộc bãi công của 700 công nhân các đồn điền cao su An Lộc, Xuân Lộc (Biên Hoà), các cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy giấy Việt Trì, công nhân công trường sân bay Gia Lâm... Bên cạnh các khẩu hiệu đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập... đã xuất hiện các khẩu hiệu đòi Pháp - Nhật bán nhiều gạo.
Năm 1943, đời sống và việc làm của công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Song với tinh thần cách mạng kiên cường, giai cấp công nhân và Hội công nhân cứu quốc vẫn phát triển. Phong trào đấu tranh trên các địa bàn trọng yếu như Hà Nội, Việt Trì, Nghệ An... được tổ chức với quy mô lớn.
Với sự kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị và nửa vũ trang theo tổ, nhóm. Đến năm 1944 đã hình thành nhiều xưởng quân giới bí mật, nòng cốt là công nhân cứu quốc chiến khu Đông Triều, Vinh - Bến Thuỷ và ở thời điểm này, tổng số hội viên Hội Công nhân cứu quốc có trên 13 vạn, trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Đầu năm 1945, Hội Công nhân cứu quốc đã lãnh đạo cuộc đấu tranh phá kho thóc của Nhật ở Bắc Ninh, Hà Nội ... chia cho dân nghèo. Từ giữa tháng 3 năm 1945, phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở nhiều nơi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ 19 đến 25/8/1945, công nhân trong các nhà máy, hầm mỏ đã đứng lên giành chính quyền.
Đây là một biểu hiện sáng ngời về tính chủ động sáng tạo và tiền phong cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là kết quả của sự kết hợp giữa phong trào công nhân và nhân dân lao động thành thị với phong trào nông dân ở nông thôn trong Mặt trận Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ trong 2 tuần, bộ máy chính quyền thực dân phong kiến bị đập tan.
Chiều ngày 2/9/1945, tại cuộc mít tinh ở Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước đông đảo nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận tham dự, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà. Đây là thắng lợi lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, trong đó lực lượng đi đầu và nòng cốt là giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Sau khi giành độc lập, chủ quyền, nước ta vừa ra đời đã phải đối mặt với nhiều thế lực giặc ngoại xâm cùng với bọn phản động tay sai đang tìm cách tiêu diệt chính quyền cách mạng. Lúc này, CĐ đã tổ chức, vận động CNLĐ tham gia bảo vệ chính quyền, xây dựng cơ sở sản xuất, kịp thời chế tạo, sửa chữa vũ khí cung cấp cho các lực lượng vũ trang. Thiếu nguyên vật liệu, công đoàn đã đứng ra tổ chức “Tuần lễ kim khí”, phát động nhân dân thu lượm sắt thép cung cấp cho các công xưởng.
CĐ đã tích cực vận động công nhân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “nhường cơm sẻ áo” giúp đỡ đồng bào bị đói, vận động công nhân hưởng ứng “Tuần lễ vàng” để giải quyết khó khăn cho ngân quỹ Nhà nước.
Đi đầu trong sự nghiệp CNH- HĐH Thủ đô, đất nước
Truyền thống vẻ vang của đội ngũ công nhân và tổ chức CĐ Việt Nam trong quá trình tham gia đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc đang được tổ chức CĐ và CNVCLĐ Việt Nam hôm nay tiếp nối xứng đáng, tiếp tục đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Điều này có thể được thấy rõ là trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đặc biệt là sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, hiện đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Đại đa số CNVCLĐ tuyệt đối tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ tiên tiến, từng bước làm chủ kỹ thuật và công nghệ cao, bước đầu hình thành đội ngũ công nhân trí thức.
Công nhân Việt Nam luôn lao động cần cù, sáng tạo, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước.
Riêng ở Thủ đô Hà Nội, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song những năm gần đây, nền kinh tế của Thủ đô vẫn đạt mức tăng trưởng khá, GDP năm sau luôn cao hơn năm trước, an sinh, xã hội được cải thiện, diện mạo của Thủ đô ngày càng đổi mới, xứng đáng là địa phương đầu tàu của cả nước. Thành quả đó có sự đóng góp chủ lực của đội ngũ CNVCLĐ, nhất là lực lượng CNLĐ - những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 2,5 triệu công nhân làm việc tại các doanh nghiệp, chiếm 33% dân số và chiếm 66% tổng số lao động của thành phố, đóng góp tích cực vào sự lớn mạnh của giai cấp công nhân cả nước nói chung và thành phố nói riêng. Trong thời kỳ "dân số vàng", lực lượng công nhân Thủ đô cũng năng động, ham học hỏi, thích ứng nhanh với khoa học, công nghệ, với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế... Thế mạnh này giúp đội ngũ công nhân ngày càng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô.
Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, chuyên môn; sự tuyên truyền, vận động, phát động của tổ chức CĐ, CNVCLĐ ở khắp các đơn vị cơ sở, nhất là CNLĐ trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất trên địa bàn Thủ đô đã hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua lao động giỏi, thi đua phấn đấu trở thành công nhân giỏi, thi đua phát huy sáng kiến, sáng tạo, thực hành tiết kiệm, tạo khí thế lao động sản xuất sôi nổi, cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt qua khó khăn thời khủng hoảng kinh tế.
CNVCLĐ Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Các phong trào thi đua trong CNVCLĐ Thủ đô cũng đã góp phần tích cực giúp doanh nghiệp phát huy nội lực, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh thời kỳ hội nhập đồng thời trở thành động lực động viên, cổ vũ CNVCLĐ tích cực lao động sản xuất, nghiên cứu sáng tạo, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập, thiết thực đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô, đất nước. Qua rèn đức, luyện tài, mỗi năm, có hàng chục ngàn CNLĐ trực tiếp đã trở thành công nhân giỏi, gương sáng kiến sáng tạo các cấp. Đây chính là “nguồn của cải” vô giá đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và toàn thành phố.
Đồng hành để đội ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội cho biết, với đặc thù của Thủ đô, ngay sau khi Nghị quyết 20-NQ/TƯ của BCH Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”được ban hành (năm 2018), LĐLĐ Thành phố đã tham mưu xây dựng Chương trình hành động số 32-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội để thực hiện nghị quyết; cụ thể hóa thành kế hoạch hằng năm.
Hơn 10 năm qua, các cấp ủy, chính quyền và tổ chức CĐ Thủ đô đã nỗ lực triển khai các chương trình, kế hoạch đưa Nghị quyết 20-NQ/TƯ vào cuộc sống qua đó tạo động lực để đội ngũ công nhân Thủ đô không ngừng lớn mạnh, đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các mục tiêu Nghị quyết đặt ra. Trong đó, thành phố đã tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các loại hình doanh nghiệp.
Đặc biệt, thành phố đã có nhiều cố gắng để tạo bước tiến về đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển đất nước, nhất là những ngành công nghiệp mới; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo; chú trọng đào tạo nghề cho công nhân từ nông dân và nữ công nhân.
Riêng tổ chức CĐ Thủ đô đã phát huy mạnh mẽ vai trò đại diện, bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nhất là CNLĐ trực tiếp.
"Chúng tôi đã ký kết nhiều chương trình phối hợp công tác với các cấp, ngành chăm lo cho CNVCLĐ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động tại doanh nghiệp, tích cực phát huy vai trò của CĐ trong khởi kiện doanh nghiệp vi phạm việc trích đóng kinh phí CĐ, nợ đọng BHXH, thúc đẩy ký kết, nâng cao chất lượng TƯLĐTT để bảo vệ quyền lợi của người lao động” - Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến cho biết.
Đặc biệt, theo Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến, hằng năm, LĐLĐ TP đã tham mưu, phối hợp với UBND Thành phố tổ chức hội nghị tiếp xúc đối thoại với công nhân, cán bộ CĐCS và người sử dụng lao động tại các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đồng thời chỉ đạo các cấp CĐ phối hợp tổ chức đối thoại tại cơ sở, qua đó nắm bắt và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa.
Ngoài ra, tổ chức CĐ Thủ đô còn đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”… gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. "Thông qua các phong trào đã động viên công nhân, lao động nỗ lực nâng cao trình độ, kỹ năng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô và đất nước"- Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến khẳng định.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33