Phần mềm quét mã vạch cũng bó tay!
10 cách phân biệt iPhone 6 thật - giả nhanh nhất | |
Phát hiện cơ sở sản xuất hàng giả | |
Đến cái tăm, bông tai… cũng bị Trung Quốc làm giả |
Thủ đoạn tinh vi
Đầu tháng 11 vừa qua, hàng loạt nguyên liệu, thực phẩm như ca cao, nước cốt sữa, thạch rau câu và đặc biệt là sữa trẻ em không có hóa đơn chứng từ, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng hết hạn sử dụng vừa bị cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ. Trước đó, 5 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, hoá mỹ phẩm thuộc Công ty TNHH Xuân Thuỷ - một công ty lớn có tiếng tại Hà Nội, cũng bị đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 – Chi cục QLTT Hà Nội phát hiện một lượng lớn hàng hoá của công ty này do nước ngoài sản xuất chưa xuất trình được hoá đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo xuất xứ hàng hoá. Nhiều loại hàng hoá nhập nguyên lô từ nước ngoài về đã được công ty tự sang chiết. Những thông tin này đang khiến người dân hoang mang, lo lắng cho sức khỏe khi bởi không rõ sản phẩm mình và gia đình đang dùng có phải là hàng giả, hàng kém chất lượng hay không?.
Dầu gội Kafen trên thị trường hiện nay là hàng Trung Quốc đóng lại. |
Trao đổi với anh Dương Quốc Thái – Giám đốc một công ty TNHH chuyên phân phối và sản xuất mỹ phẩm tại Hà Nội, về vấn nạn hàng giả, anh Thái cho biết: Hiện nay, hàng giả trên thị trường rất phức tạp vì các quy định xử lý còn chồng chéo, nhiều điểm chưa rõ ràng. Thêm vào đó, việc quản lý in ấn lỏng lẻo dẫn đến việc các cơ sở dễ dàng đặt in nhãn mác giả. Với công nghệ in ấn sắc nét, bao bì hiện đại nên hàng giả có rất ít điểm khác biệt và thường được bày bán lẫn lộn với hàng thật, khiến người tiêu dùng rất khó nhận diện.
Theo anh Thái, hàng giả chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng tại Trung Quốc, sau đó đưa về Việt Nam theo đường bộ, hoặc đường biển và trở thành “hàng xách tay”. Thậm chí, có một số công ty sau khi có giấy tờ nhập khẩu của một số nhãn hàng quốc tế, đã sang Trung Quốc đặt hàng nhái đưa về, đánh lừa cơ quan chức năng. Không ít các loại hàng nhái, hàng kém chất lượng này đã trà trộn cả vào các trung tâm thương mại, cửa hàng phân phối chính hãng.
Bên cạnh các sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng như Nivea, Olay, Loreal, Davines,… thì trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng đang chuộng dùng sản phẩm dầu gội, dầu xả nhãn hiệu Kafen, Sasaba. Dễ dàng bắt gặp trên các trang mạng bán hàng online, sản phẩm của hai nhãn hiệu này được người bán quảng cáo là hàng công ty nhập khẩu của Đức, Nhật, có tác dụng siêu mượt, trị gàu, phục hồi cho tóc bị hư tổn nặng. Hai sản phẩm này cũng đang được sử dụng rộng rãi tại các salon tóc. Với mác hàng ngoại nhập, giá cả lại phải chăng, dao động từ 240.000 – hơn 400.000/cặp gội xả 800ml, nên nhiều người tiêu dùng không chần chừ rút hầu bao mua sản phẩm. Tuy nhiên, anh Dương Quốc Thái khẳng định, hai nhãn hiệu dầu gội xả Kafen và Sasaba đều hàng của Trung Quốc đóng lại theo cùng một công thức, chứ không phải hàng Đức, Nhật như các cơ sở kinh doanh quảng cáo. Hàng này có ba loại giá 120.000 – 180.000 – 220.000 đồng/cặp. Nếu người tiêu dùng mua được loại 220.000 đồng/cặp thì còn dùng được chứ hai loại còn lại đều là loại kém chất lượng, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phần mềm quét mã vạch cũng không an toàn
Phần mềm “check code” trên điện thoại smartphone cũng bị “bịt mắt” bởi các thủ đoạn tinh vi của các cơ sở sản xuất hàng giả. Cái gì cũng có thể làm giả. Hàng thật có gì là hàng giả có nấy, ngay cả mã vạch và mã code. Nhìn vào các mã vạch, mã code, người tiêu dùng có thể biết được tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ nhưng có điểm khác biệt, đó là với hàng giả, số lô sản xuất sẽ không hiện ra. Trên mỗi sản phẩm nước ngoài, số lô, hạn sử dụng được in nổi bằng công nghệ đặc biệt nên hàng giả không thể làm được. |
Hiện nay, một trong những biện pháp được người tiêu dùng truyền tai nhau được cho là hữu hiệu nhất trong việc phân biệt hàng thật – hàng giả là sử dụng các phần mềm quét mã vạch - “check code” được tích hợp trên điện thoại smartphone. Không cần đến những phần mềm của nước ngoài, Việt Nam cũng cho ra mắt ứng dụng iCheck scanner. Với công nghệ này, người dùng sử dụng phần mềm trên smartphone với các hệ điều hành như Android, iOS, window phone... đều có thể kiểm tra được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa một cách dễ dàng.
Chị Thảo Trang – một người tiêu dùng hay sử dụng phần mềm quét mã vạch trên điện thoại di động, cho biết, sử dụng các phần mềm “check code” giúp chị phân biệt hàng giả, hàng thật đơn giản hơn. Chỉ trong vòng 2 giây, sau khi dùng phần mềm quét lên mã số, mã vạch được in trên bao bì sản phẩm, chị đã nhận được phản hồi đầy đủ về sản phẩm như tên sản phẩm, nơi sản xuất, số mã vạch, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của sản phẩm. Chị Trang cho biết thêm, chỉ những hàng hóa có hiện lên đầy đủ nguồn gốc xuất xứ qua phần mềm, chị mới bỏ tiền mua sản phẩm và hoàn toàn tin tưởng vào kết quả kiểm tra của các phần mềm này.
Tuy nhiên, anh Xuân Tùng – một cán bộ trực tiếp phụ trách in ấn và kiểm tra tất cả các loại mã vạch trên bao bì các sản phẩm trong một công ty may gia công xuất khẩu cho các hãng Wal-Mart, ErgoBaby, Cherokee lại khẳng định, việc tin tưởng vào chuyện mã vạch không thể làm giả là không đúng. Bởi các cơ sở chuyên in bao bì có thể in ra bất cứ mã vạch của hãng nào theo khách hàng yêu cầu, nếu như khách hàng đưa ra mẫu hoặc hình minh họa.
Đồng quan điểm với anh Tùng, chuyên gia trong lĩnh vực hóa, mỹ phẩm Hoàng Điệp cũng cho hay, phần mềm “check code” trên điện thoại smartphone cũng bị “bịt mắt” bởi các thủ đoạn tinh vi của các cơ sở sản xuất hàng giả. Cái gì cũng có thể làm giả. Hàng thật có gì là hàng giả có nấy, ngay cả mã vạch và mã code. Nhìn vào các mã vạch, mã code, người tiêu dùng có thể biết được tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ nhưng có điểm khác biệt, đó là với hàng giả, số lô sản xuất sẽ không hiện ra. Trên mỗi sản phẩm nước ngoài, số lô, hạn sử dụng được in nổi bằng công nghệ đặc biệt nên hàng giả không thể làm được. Chuyên gia Hoàng Điệp cũng đưa ra lời khuyên, cách tốt nhất để không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng nên tìm mua các sản phẩm chính hãng, nguồn gốc rõ ràng, đừng ham rẻ mà “tiền mất, tật mang”.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02